Bí quyết sống lâu (4)

II - Vận động có ôxy

Có một kinh nghiệm thành nguyên tắc, là nhất thiết đừng tập luyện vào sáng sớm. Xin khuyến nghị các vị tập luyện vào chiều tối. Quốc tế đã quy định : sau khi ăn xong 40 phút hãy vận động. Mà người già thì đi bách bộ 20 phút đã là vận động rồi. Muốn giảm béo, không dùng phương pháp này. Chừng 30 phút đến 1 tiếng trước bữa cơm ăn, ăn 2 đến 4 hạt rong xoắn, sau đó sẽ giảm được cảm giác muốn ăn, mà lại không thiếu dinh dưỡng. Người châu Âu giảm béo toàn dùng rong xoắn. ở trong nước (Trung Quốc), ăn ít, đại tiện nhiều là không đúng cách (?). Thứ hai, là thời gian ngủ dậy, quốc tế quy định là 6 giờ sáng, để bạn tham khảo. Thời gian mở cửa sổ, quốc tế quy định 9 giờ ¸ 11 giờ sáng ; Buổi chiều từ 2 giờ ¸ 4 giờ. Vì sao ? Là vì sau 9 giờ, không khí bị ô nhiễm đã lắng xuống, nồng độ chất ô nhiễm đã giảm bớt, không có hiện tượng phản lưu.

Các vị chú ý cho : sáng dậy mở cửa sổ, đừng có thở nhiều ở hướng đó, vì chất gây ung thư, chất phản lưu sẽ đều chạy hết vào trong phổi bạn, dễ bị ung thư phổi. Quốc tế đã cảnh báo : 6 giờ sáng là lúc dễ gây ung thư nguy hiểm nhất. Không thể nói chung chung rằng ngủ dậy sớm thì khỏe người. Cả đêm, bạn đã hít đầy bụng khí cac-bô-nic ở trong nhà. Trong đường hô hấp đã có hàng trăm loại độc tố rồi, lại chạy vào rừng cây mà buổi sáng trong rừng thì toàn là cac-bô-nic.

Tập luyện buổi sáng, huyết áp cơ sở cao, thân nhiệt cơ thể cao, hoóc-môn tuyến thượng thận cũng cao gấp 4 lần buổi chiều tối, người có bệnh tim rất dễ sinh chuyện. Trong rừng cây, phải đợi khi mặt trời lên, ánh sáng mặt trời thực hiện quá trình quang học mới sinh ra chất diệp lục cùng với ô-xy. Khi trong rừng cây nhiều cac-bô-nic thì rất dễ trúng độc, rất dễ mắc ung thư. Trong sách "Hoàng đế nội kinh" có viết : "Không có mặt trời thì không tập luyện".

Tôi đề nghị : các vị mùa hè ngủ sớm dậy sớm ; Mùa đông không nên tập buổi sáng sớm, mà đổi sang tập buổi tối. Cũng không phải là người thế nào cũng đều "ngủ sớm, dậy sớm khỏe người" cả. Người cao tuổi đừng bật dậy mạnh. Có người bật một cái là bật dậy, thoắt một cái sẽ nhồi máu cơ tim, chết luôn. Quốc tế người ta nói: "người ngoài 70 tuổi nên dậy thong thả, duỗi tay duỗi chân cử động vài cái rồi xoa bóp tim một lúc, ngồi vài phút rồi hẵng đứng lên (19). Như vậy thì không ai bị bệnh tim cả. Cho nên, tuổi tác khác nhau, thời tiết mùa vụ khác nhau thì phải ứng xử khác nhau (20).

Tiếp theo, xin nói về ngủ trưa. Quốc tế quy định rồi : Ngủ trưa hay không ngủ trưa khỏi phải tranh luận. Trước kia, Nhật Bản không chủ trương ngủ trưa, nhưng chúng tôi chủ trương : nếu đêm hôm trước ngủ không tốt thì nên ngủ một tiếng đồng hồ. Ngủ lâu quá không có lợi cho sức khỏe. Không nên đắp chăn dày. Buổi tối đi ngủ vào lúc nào ? Xưa nay, chúng tôi không đề xướng ngủ sớm dậy sớm. Khái niệm "ngủ sớm, dậy sớm" cần được làm cho rõ. Nếu 7 giờ tối đi ngủ, 12 giờ đêm thức dậy lục sục vớ vẩn thì không ích gì.

Chúng tôi chủ trương : 10 giờ - 10 giờ 30 tối đi ngủ, vì ở hội nghị Quốc tế người ta đã định : 1 giờ - 1 giờ 30 phút sau khi ngủ, nếu đi vào giấc ngủ sâu là khoa học nhất. Như thế thì trong khoảng từ 12 giờ đêm đến 3 giờ sáng, nếu có đến 3 tiếng ấy có sét đánh anh cũng không nhúc nhích, không làm gì hết. 3 tiếng đồng hồ ấy là giấc ngủ sâu. Nếu 3 tiếng ấy ngủ tốt thì hôm sau dậy, tinh thần sẽ thoải mái. Nếu anh ngủ sau 4 giờ thì đó là giấc ngủ nông. Biết cách ngủ và không biết cách ngủ là rất khác nhau. Chúng tôi chủ trương : 12 giờ - 3 giờ sáng, cần phải ngủ say như chết và trước khi ngủ, tắm nước nóng 40 - 50oC, như vậy, chất lượng ngủ sẽ rất cao. Các bạn đánh bài, tôi không phản đối nhưng phản đối đánh bài từ 12 giờ đếm đến 3 giờ sáng. Ở Thâm Quyến có 4 thanh niên đánh bài mà chết, báo chí đã đưa tin.


~~~~~~~~~~~~~~
Chú thích:

(19) - Giáo sư Hồng Chiêu Quang, chuyên gia về sức khỏe, người Trung Quốc, cũng đã từng có lời khuyên đối với người cao tuổi tại Hội nghị đại biểu người cao tuổi, tổ chức tại Thượng Hải, với tựa đề "Sống 100 tuổi khỏe mạnh không phải là một ước mơ", rằng con người ta cần phải thực hiện nghiêm túc, một cách thường xuyên :"3 nửa phút và 3 nửa giờ".

Ba nửa phút là : người cao tuổi không nên vội vàng hoặc có những động tác đột ngột, vì có thể làm chóng mặt mà bị ngã, làm tim ngừng đập. Khi tỉnh ngủ, không nên hấp tấp bước xuống giường ngay mà cần phải dành :

- Nửa phút nằm lại trên giường cho tỉnh hẳn ; Lúc này có thể vươn vai, xoa mặt, kéo tai, day má,vò đầu, bứt trán ... hoặc xoa bóp tay, chân, đầu gối, bụng, ngực, nắn cổ, vuốt tóc ..., kết hợp với thở sâu cho máu lưu thông.

- Nửa phút từ từ ngồi dậy ; Nếu thực hiện theo YOGA hoặc thực hiện động tác đang nằm nhổm dậy, được giới thiệu trong tập :"Suối nguồn tươi trẻ" thì càng tốt.

- Nửa phút bỏ 2 chân xuống đất rồi mới đứng dậy.

Dành thì giờ như thế, đã không mất tiền nhưng lại có được thời gian chuyển tiếp nhịp độ cơ thể, duy trì được tính cách từ tốn, khoan thai, chín chắn và để tránh được hiện tượng bị thiếu máu ở não, để tim hoạt động bình thường, giảm thiểu các trường hợp ngã hoặc đột quỵ rất nguy hiểm, thường rất có thể xẩy ra.

Ba nửa giờ là :

- Nửa giờ vận động buổi sáng sau khi thức dậy, như tập thể dục (nhẹ), đi bộ vài ba kilômét ;

- Nửa giờ ngủ trưa, để bổ sung giờ ngủ đêm, vì người cao tuổi vốn thức sớm. Có ngủ trưa thì được nghỉ ngơi thư giãn, buổi chiều làm việc tốt hơn ;

- Nửa giờ đi bộ buổi tối, trước khi đi ngủ, thì sẽ ngủ ngon hơn.

(20) - Khi con người đã có tuổi, bất kỳ một việc gì, nếu làm quá sức cũng đều nguy hiểm vì dễ gây đột quỵ. Có điều là có những việc không thể ngờ nhưng khi lâm nạn thì đã kịp về cõi tiên. Đó là những hiện tượng sau đây, thường kèm theo những cái rùng mình, cần phải đặc biệt chú ý và nhớ rằng không được thúc ép hoặc giục hay vội vàng, cằn nhằn ... như :

- Ăn cố, nuốt cố cho hết một cái gì đó, dễ bị nghẹn. Ăn khoai lang, củ từ, củ sắn nhưng khô quá, bở quá, ngán quá hoặc to quá nên bị nghẹn.

- Uống nhanh, uống nhiều, uống ừng ực nước, dễ bị sặc. Vừa ăn hoặc uống, vừa nghĩ hay mải xem, mải nói chuyện ... dễ bị sặc hay cắn phải lưỡi.

- Ăn phải cái gì đó có đặc điểm khác thường : mềm quá, dính quá (ví dụ bánh nếp), cứng quá, rắn quá (ví dụ xương, mía, củ ấu), to quá (bánh chưng to), nóng quá (bát phở, cốc nước vại). Khi ăn bún hay mì mà sợi quá dài thì cũng nên cắt đoạn ra cho ngắn chỉ còn chừng 5-10 phân để tránh cố nuốt, cố hút cho hết sợi, dễ bị sặc.

- Cố làm một cái gì đấy, ví dụ : với hoa quả trên cao, treo một dây màn, phơi hay gỡ quần áo ở tầm giới hạn, đứng chênh vênh trên ghế quá cao nên lập cập ... dễ ngã.

- Đi tiểu ở chỗ lạnh hoặc đang nằm ấm, trở dậy đi tiểu, mất nhiệt theo nước tiểu, rùng mình. Rất dễ gặp trường hợp này nếu nhà vệ sinh không khép trong nhà mà phải qua hành lang, qua ngõ, muốn đi phải ra khỏi phòng, bị lạnh. Hiện tượng này không hẳn chỉ xẩy ra về mùa đông mà còn có thể xẩy ra về mùa hè mà chính NĐCS cũng đôi khi đã cảm nhận thấy.

- Đi tiểu, đi đại tiện mà rặn vội, vừa mất sức, vừa mất nhiệt quá nhanh, dễ rùng mình. Nếu táo bón, dễ gặp hiện tượng này.

- Mùa đông, rửa bằng khăn lạnh, tắm bằng nước lạnh, để nước lạnh bắn lên người, làm cơ thể mất nhiệt, rùng mình.

- Sơ kỳ, bất ý chậm vào vật thể nào đó quá nóng, vội rụt tay hoặc chân lại theo phản xạ, gây hốt hoảng, giật mình. Ví dụ : mở vòi nước nóng nhưng vô ý vặn sang vị trí nóng nhiều.

- Nghe chuông gọi cửa, chuông điện thoại quá to, giật mình, quá vội vàng để sao cho nhanh kịp nhấc máy lên thưa.

- Uống nước lạnh, cơ thể mất nhiệt vì phải hâm nóng khối lượng nước đã uống ; Uống cốc nước nóng quá, cơ thể cũng phản ứng lại để điều tiết thân nhiệt.

- Trót lỡ làm một việc gì đó (rơi, đổ vỡ ... ), ngại con cháu biết lại cằn nhằn, trách móc nên giật mình sợ hãi, vội vàng thu dọn.

Tóm lại, cứ mỗi khi thấy hắt hơi hay ớn lạnh, rùng mình ... thì chắc chắn đó là có gì khác thường, cần xem xét ngay.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Website counter