Mười đức tính thiết yếu trong văn hóa tây phương

Đức tính nào được coi là quan trọng nhất để tạo nên nhân cách vững mạnh?

Người Hy lạp cổ đại cho là có bốn đức tính quan trọng. Họ xem trí là đức tính chủ đạo, đức tính hướng dẫn mọi đức tính khác. Trí là có óc phán đoán đúng đắn, giúp cho ta có thể đưa ra những quyết định mang lại lợi ích cho ta và người khác. Trí cũng giúp ta áp dụng các đức tính khác trong hành động-khi nào thì hành động, hành động ra sao, và làm thế nào để điều hòa giữa các đức tính khác nhau khi gặp xung đột; thí dụ đơn giản như khi phải thật thà nói lên sự thật làm mất lòng kẻ khác. Trí giúp cho chúng ta phân biệt sự kiện được đúng đắn, để thấy đâu là điều thật quan trọng trong đời để còn ấn định những ưu tiên cho phù hợp. Nhà đạo đức học Richard Gula đã nói: "Ta không thể làm đúng nếu trước hết ta không nhìn thấy đúng."

Đức tính thứ hai người Hy lạp đề cao là công bình. Công bình nghĩa là tôn trọng quyền của tất cả mọi người. Quy luật Vàng bảo ta rằng hãy làm cho người khác những gì ta muốn họ làm cho ta, là một nguyên tắc của công bình được phổ cập trong mọi văn hóa và tín ngưỡng trên thế giới. Vì chính bản thân chúng ta cũng là con người, công bình cũng bao gồm lòng tự trọng, một nhận thức đúng đắn về nhân cách và quyền của chính mình. Trong các trường học, chương trình đức dục chú trọng vào tính công bình vì đức tính này bao gồm các đức tính khác trong quan hệ giữa con người với nhau như đối đãi với nhau có văn minh, thật thà, có trách nhiệm, và bao dung (bao dung không có nghĩa là chấp nhận niềm tin của kẻ khác hay chấp nhận hành vi của họ, nhưng có nghĩa là tôn trọng quyền tự do suy nghĩ và hành xử sao cho không vi phạm đến quyền của kẻ khác). Mối quan tâm về sự công bình cộng với khả năng biết phẫn nộ trước những điều bất công thúc đẩy chúng ta hành xử như một công dân trong việc xây dựng một xã hội và thế giới công bình hơn.

Đức tính thứ ba, một đức tính rất thường bị bỏ quên là dũng cảm. Dũng cảm giúp cho chúng ta làm đúng khi đối diện với khó khăn. Quyết định đúng trong đời, thường là quyết định khó. Khẩu hiệu của một trường trung học đã nắm được tinh túy này như sau: "Làm điều phải dù khó thay vì làm điều dễ mà sai." Dũng cảm, theo nhà giáo dục James Stenson, là sức mạnh nội tâm giúp ta vượt qua hoặc chịu đựng nổi những khó khăn, thất bại, bất lợi và đau đớn. Can đảm, kiên trì, nhẫn nhục, chịu đựng và một niềm tự tin vững mạnh là các diện của dũng cảm. Hiện tượng trẻ vị thành niên tự tử đang tăng vọt trong 3 thập niên qua đáng cho ta quan tâm; một trong những nguyên nhân có lẽ là các em đã không được chuẩn bị để đương đầu với những thất vọng không thể tránh khỏi trong đời. Chúng ta cần dạy cho các em biết rằng các đức tính được phát triển qua đau khổ nhiều hơn là qua thành công, và những trở lực sẽ làm chúng ta lớn mạnh hơn nếu chúng ta đừng dùng nó làm lý do để ngồi than thở.

Đức tính thứ tư là tự chủ. Tự chủ là khả năng kiểm soát lấy chính mình, giúp ta kiểm soát được sự nóng giận, điều hòa những nhu cầu tâm-sinh lý, và theo đuổi những ham thích chính đáng một cách chừng mực. Tự chủ là sức mạnh chống lại các cám dỗ và giúp cho ta khả năng chờ đợi--đình hoãn những khoái lạc hiện tại để tiếp tục tiến tới mục tiêu cao xa hơn. Cách ngôn có câu: "Nếu ta không cai quản được tham vọng, thì tham vọng sẽ cai quản ta." Các hành vi thiếu thận trọng hoặc tội phạm đều nảy sinh từ sự thiếu tự chủ mà ra.

Qua các đức tính trên, người Hy lạp quả đã nói khá đầy đủ về phạm trù đạo đức, nhưng còn thiếu đức tính quan trọng thứ năm. Đó là tình yêu. Tình yêu còn hơn cả công bằng, vì tình yêu khiến cho ta cho đi nhiều hơn cái mà công bằng đòi hỏi. Tình yêu là sự sẵn lòng hy sinh cho kẻ khác. Tất cả các đức tính quan trọng của con người, như thông cảm, trắc ẩn, tử tế, bao dung, phục vụ, trung thành, ái quốc, và tha thứ, tạo nên đức hạnh của tình yêu. F. Washington Jarvis viết trong cuốn sách "Với Yêu thương và Khấn nguyện" rằng: "Tình yêu--một tình yêu vị tha không đòi hỏi đền đáp là nguồn lực mạnh nhất trong vũ trụ. Ảnh hưởng của tình yêu đến kẻ nhận cũng như người cho là điều không thể đo đếm được." Tình yêu là một đức hạnh mang tính cách đòi hỏi và khắt khe. [Bởi vì] Nếu ta thật sự tuân theo lời răn quen thuộc "Hãy yêu láng giềng của ta như thể yêu ta," chắc chắn ta sẽ cố gắng không truyền đi nhừng tin đồn nhảm hay chỉ trích họ, vì biết rằng chính ta cũng cảm thấy khó chịu khi kẻ khác nói về ta như vậy.

Thái độ tích cực là đức tính quan trọng thứ sáu. Nếu ta có thái độ tiêu cực trong đời, thì ta là gánh nặng cho chính ta và người khác. Nếu ta có thái độ tích cực, thì ta là một tài sản của chính ta và cho người khác. Hy vọng, phấn khởi, linh động, và óc hài hước là những thuộc tính của một thái độ tích cực. Tất cả chúng ta, dù già hay trẻ, cần nhớ rằng thái độ của chúng ta là do chính ta lựa chọn. Abraham Lincoln nói: "Hạnh phúc của hầu hết chúng ta là do ý tưởng của ta quyết định." Martha Washington cũng nói: "Tôi học được từ kinh nghiệm bản thân rằng hầu hết những hạnh phúc hay đau khổ tùy vào thái độ của ta chứ không vào hoàn cảnh. Ta mang theo mầm hạnh phúc hay khổ đau với ta trên mọi bước đường."

Chuyên Cần (hard working) là đức tính thứ bảy, một đức tính không thể thiếu được. Không thể sống trong đời mà không làm việc, và không thể nào đạt được thành quả nếu thiếu chuyên cần. Vị huấn luyện viên bóng rổ lừng danh John Wooden từng nói: " Tôi thách các bạn có thể chỉ cho tôi một người đạt được thành quả xuất sắc trong đời họ mà không phải làm việc cật lực." Chuyên cần gồm có sáng tạo, siêng năng, biết đặt mục tiêu và tháo vát.

Đức tính quan trọng thứ tám là liêm chính (integrity). Liêm chính là luôn tuân theo các nguyên tắc đạo đức, lương tâm, giữ lời nói, và dám bảo vệ những gì ta tin tưởng. Có đức tính liêm chính tức là "toàn vẹn," do đó những việc ta làm luôn nhất quán trong những trường hợp khác nhau. Liêm chính khác với thành thực ở chỗ thành thực là nói thật với người khác, còn liêm chính là thành thật với chính mình. Josh Billings, một nhà văn nói: "Hình thức lừa dối nguy hiểm nhất là lừa dối chính mình." Tự lừa dối nguy hiểm ở chỗ nó cho phép ta làm theo ý thích của mình rồi tìm các lý lẽ để biện minh cho các hành động ấy.

Lòng biết ơn là đức tính thứ chín. Văn sĩ Anne Husted Burleigh nhận xét: "Lòng biết ơn cũng giống như lòng yêu thương không phải là một cảm xúc mà là một hành động của ý chí. Chúng ta chọn xem có biết ơn không, cũng như chọn xem có nên yêu hay không." Lòng biết ơn thường được xem như bí mật của một đời sống hạnh phúc; nó nhắc cho ta nhớ rằng ta đang cùng uống nước từ một cái giếng mà ta chưa bao giờ đào; nó nhắc ta nhớ để đếm những phước hạnh ta nhận được mỗi ngày. Anh hùng quân đội Eddie Rickenbacker khi được hỏi anh học được bài học nào lớn nhất khi trôi giạt 21 ngày trên một chiếc bè giữa Thái Bình Dương, đã trả lời: "Nếu bạn có nước uống tha hồ, thức ăn thừa mứa, thì bạn đừng nên than phiền về bất cứ điều gì nữa."

Khiêm nhượng là đức tính cuối cùng và cũng có thể được xem là nền tảng của đời sống đạo đức. Khiêm nhượng là điều cần thiết giúp ta sở đắc những đức tính khác vì nó cho ta biết được sự bất toàn của mình mà cố gắng để trở nên người tốt hơn. Nhà giáo David Isaacs viết: "Khiêm nhượng là nhận thức được những khiếm khuyết của mình và cố gắng hết khả năng để phục vụ mà không cần đến được vinh danh hay tán thưởng." Đại thi sĩ T. S. Eliot cũng nói: "Một nửa những điều tệ hại xảy ra cho thế giới này là do những người muốn được cảm thấy ta đây là quan trọng gây ra." Triết gia Dietrich von Hildebrand cũng viết: "Mọi đức hạnh đều chẳng có giá trị gì hết nếu ta để lòng kiêu len lỏi đi vào-điều này xảy ra mỗi khi ta cảm thấy hãnh diện về lòng tốt của mình." Một tác giả khác nhận xét rằng không có lòng khiêm nhượng, ta sẽ giữ những khuyết điểm của mình vì sự kiêu hãnh khiến cho ta không nhận ra chúng nữa. Lòng khiêm nhượng giúp ta nhận lấy trách nhiệm về những lỗi lầm do ta gây ra, và sửa đổi chúng. Louis Tartaglia, một bác sĩ về tâm thần, viết trong cuốn sách mang tựa đề "Không lầm lỗi! Mười khuyết điểm thường gặp trong cá tính và Ta có thể làm gì?" rằng, trong suốt 20 năm hành nghề, ông nhận ra khuyết điểm thường gặp nhất là bệnh "ghiền phải là người đúng." Ông hỏi: "Có khi nào bạn nhận ra là lại đang thảo luận về sự bất đồng ý ngay cả khi chuyện đó xong lâu rồi, chỉ để chứng minh là mình đúng?" Chìa khóa để xây dựng đức tính trong trị liệu cũng như trong đời sống là lòng khiêm nhượng để thay đổi.

Nguồn: Học Viện Công Dân 2006

Read more ...

Bài giảng cuối cùng

Read more ...

Tổng quan về đức hạnh

Thưa tiến sĩ Adler,

Chúng tôi đã nghe nói nhiều về những phẩm chất trí tuệ mà chúng ta phát triển từ thời thơ ấu của mình thông qua hệ thống giáo dục của chúng ta. Nhưng còn những đức tính mà chúng ta với tư cách là cha mẹ trực tiếp quan tâm tới việc bồi dưỡng cho giới trẻ? Ông có thể cho chúng tôi biết những đức tính chính yếu mà một con người phải có là gì?

B.A.

B.A. thân mến,

Những đức tính chính – thường gọi là “những đức tính căn bản” (cardinal virtues) là can đảm, hay dũng cảm, điều độ, công bằng, và thận trọng. Đây là những đức tính cấu tạo nên tính cách đạo đức của một người tốt. Dĩ nhiên, còn có nhiều đặc điểm tính cách đáng khao khát khác, như thân thiện, hòa nhã, khiêm tốn, và trung thực. Nhưng nếu một con người có những đức tính căn bản, anh ta có những nguồn gốc để từ đó tất cả những đức tính khác phát xuất.

Cho phép tôi nói với bạn vắn tắt đôi điều về từng đức tính trong bốn đức tính căn bản đó.

Can đảm, hay dũng cảm, cốt ở một khả năng theo thói quen chịu đựng gian khổ hay đau đớn. Tất cả chúng ta đều biết một người lính can đảm nghĩa là gì. Nhưng can đảm cần thiết trong mọi tầng lớp xã hội, chứ không chỉ trên chiến trường. Những người không can đảm sẽ chịu thua khi gặp khó khăn, sẽ tháo lui khi gặp chướng ngại. Cần phải có dũng cảm để bền gan theo đuổi bất kỳ công việc xứng đáng nào, mà như Spinoza nói, nó chắc chắn sẽ khó khăn không khác gì sự cao cả của nó.

Trong khi can đảm dính líu tới việc chịu đựng đau đớn, thì điều độ lại dính líu tới việc cưỡng lại khoái lạc. Chúng ta thường bị cám dỗ làm điều gì đem lại cho chúng ta khoái cảm tức thời dù rằng điều đó ngăn cản chúng ta có được một điều tốt đẹp trong tương lai với tầm quan trọng lớn lao hơn nhiều. Ăn uống quá mức là ví dụ hiển nhiên của sự không điều độ, nó thường dẫn đến tình trạng thiểu năng tiếp sau đó khiến chúng ta không hoàn thành những nghĩa vụ của mình hoặc không làm được việc gì tốt. Do đó, điều độ có thể được định nghĩa như là khả năng theo thói quen cưỡng lại sự hấp dẫn của những khoái lạc tức thời, chúng sẽ ngăn không cho chúng ta đạt được những điều tốt đẹp lớn lao hơn, dù xa xôi hơn.

Công bằng là đức tính hướng dẫn con người cư xử ngay thẳng với người đồng loại của mình, không làm phương hại đến họ, và trả lại cho họ những gì thực sự của họ. Nó cũng cốt ở thói quen tuân thủ pháp luật và hành động vì lợi ích chung hay thịnh vượng chung của xã hội mình sống. Những ví dụ về sự không công bằng rất quen thuộc và phong phú. Kẻ nói dối, kẻ trộm cắp, người vu khống, người khai man trước tòa, người buôn bán tính giá quá cao, và người lao động lười nhác – tất cả họ là những con người không công bằng.

Cuối cùng, chúng ta nói tới sự thận trọng, là đức tính khó định nghĩa nhất. Người thận trọng là người có thói quen cẩn thận trước những quyết định anh ta đưa ra trong phạm vi hành động. Anh ta hỏi ý kiến và tìm lời khuyên. Anh ta suy nghĩ chín chắn và cân nhắc lợi hại. Anh ta chỉ hành động sau khi anh ta có được sự đánh giá sâu sắc, thay vì hành động cẩu thả hay bốc đồng. Anh ta không để cho bản thân bị cảm xúc lôi cuốn đi, nhưng nỗ lực để trở nên hợp lý như một con người có thể có, ngay cả khi bị căng thẳng.

Nếu bạn tìm cách khắc ghi bốn đức tính này vào tâm trí của con cái bạn, bạn đang làm một việc tốt đó. Nhưng đừng đánh giá thấp sự khó khăn của việc làm này. Đào luyện một trí tuệ thì dễ hơn nhiều so với tạo dựng một tính cách. Và đừng quên rằng những đức tính trí tuệ, mặc dù không quan trọng bằng những đức tính cốt lõi này, cũng phải được phát triển. Những đức tính trí tuệ căn bảnam hiểu, tri thức, và khôn ngoan. Một nền giáo dục khai phóng sẽ giúp hình thành những đức tính này.

Trích từ cuốn "Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại" của Dr. Mortimer J. Adler

Read more ...

Vì sao ta phải sống trên đời? hay mục đích của cuộc sống

Có khi nào bạn tự hỏi: vì sao mình lại phải tồn tại trong cuộc đời này? Mình sinh ra để làm gì?
 
Nếu một ngày kia mình không còn nữa, thì có ảnh hưởng đến ai không? Thì thời gian vẫn trôi, thì mặt trời vẫn mọc, thì những vì tinh tú cũng đâu ngừng sáng, thì người ta vẫn sống. Vậy mình sinh ra để làm gì khi sự tồn tại của mình quả không cần thiết?
 
Này bạn ạ, sao lại không cần thiết, khi bản thân mình là một tuyệt khắc của thượng đế không có sự trùng lặp. Bạn là một cá nhân đặc biệt với hình hài và bản chất không hề giống với 6,5 tỉ người còn lại trên trái đất.
 
Người mẹ sống vì con, người thầy sống để dạy bảo học trò, ca sĩ sống và hát vì khán giả, bác sĩ sống để cứu lấy sinh mạng của từng người. Chúng ta sống vì những người yêu thương ta và vì những người ta yêu thương.
 
Trong cuộc sống, niềm vui không được in đậm bằng nỗi buồn, sẽ có lúc bạn cảm thấy sự tồn tại của mình là không cần thiết. Hãy nhớ những điều sau đây:
 
Bạn phải có mặt trên cuộc đời này, để điều đầu tiên bạn nhìn thấy là giọt nước mắt hạnh phúc của mẹ và nụ cười của cha, sau 9 tháng 10 ngay bạn chuẩn bị cho hành trình cuộc sống. Bạn phải sống để đáp lại tình thương và công ơn dạy dỗ của cha mẹ – những người cho bạn biết đến cuộc đời này.
 
Sự có mặt của bạn trên cuộc đời này là một món quà có giá trị vô cùng đặc biệt cho một ai đó. Và nếu bạn đột nhiên biến mất thì sẽ là một sự mất mát rất lớn không gì có thể bù đắp được.
 
Bạn phải sống vì bạn là một thành viên của một tập thể lớp, bạn sống để cảm nhận tình thầy trò và bạn bè, sống để hạnh phúc và mang lại tiếng cười cho những người bạn trong lớp.
 
Bạn phải sống để lắng nghe và chia sẻ cảm xúc với những người bạn thân nhất của mình. Nếu họ không có bạn bên cạnh, cũng như bạn không biết đến họ, cuộc sống của bạn sẽ không còn ý nghĩa. Bạn bè là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Bạn phải sống vì bạn là một người bạn tốt mà ai đó rất yêu quý.
 
Bạn phải sống để cảm nhận những rung động đầu đời với một ai đó đặc biệt, sống để biết trái tim đập loạn nhịp khi yêu và được yêu. Bạn phải sống vì sự tồn tại của bạn khiến người khác hạnh phúc mặc dù bạn không làm gì cả, nhưng khi bạn có mặt trên cuộc đời này thì người ấy đã cảm ơn thượng đế vì điều đó.
 
Bạn phải sống để học tập và cống hiến cho quê hương đất nước, nơi nuôi bạn lớn lên từng ngày. Sống để cảm nhận nhịp đập giữa lòng thành phố, để mang niềm yêu và niềm tự hào của quê cha đất tổ.
 
Khi lớn lên, bạn sống để cho ra đời một sinh linh bé nhỏ, để cho con bạn biết đến cuộc sống. Rồi bạn mới biết ngày xưa mẹ của mình đã tự hào thế nào khi bạn cất tiếng khóc chào đời.
 
Cuộc sống đã làm một điều lớn lao là giành cho bạn một chỗ trên đời, cho nên bạn phải biết ơn và đừng phí phạm vì điều đó.
 
Ban chỉ sống và cống hiến cho đời một lần rồi ra đi mãi mãi, như những bông hoa chỉ nở một lần rồi chết, nó nở hết mình, làm đẹp hết mình cho đời rồi héo úa tàn phai.
 
Chúng ta sống đâu phải chỉ cho mình mà còn sống cho những người xung quanh và cho xã hội này. Cuộc sống đã tươi đẹp biết bao khi có bạn, cha mẹ họ hàng cũng hạnh phúc biết bao khi bạn ra đời, những người bạn cũng hạnh phúc khi bạn luôn bên cạnh họ. Bạn sống vì bạn là niềm hạnh, niềm tự hào và mong mỏi đối với những người khác.
 
Mỗi ngày tôi chọn ngồi thật yên
Nhìn rõ quê hương, ngồi nghĩ lại mình
Tôi chợt biết rằng vì sao tôi sống
Vì đất nước cần một trái tim.
Sưu tầm
..................................

Suy ngẫm:

Những câu trả lời cho câu hỏi trên giả định là bạn đang sống với những kinh nghiệm của những người đã từng sống. Cách giải đáp trên cơ sở ràng buộc giữa cá nhân và xã hội, những quyền lợi và trách nhiệm của con người với xã hội, những điều tốt đẹp mà mỗi cá nhân đã và sẽ nhận được trên đời... Nhưng cuộc đời còn có mặt kia của nó chứ, của thất vọng, chán chường, bệnh tật và
đau khổ... Những câu trả lời thiên về thần học và siêu hình không đủ sức thuyết phục đối với tôi.

Tôi muốn tự đặt một câu hỏi khác, không phải là "Tại sao ta phải sống?" hay "Mục đích sống của tôi là gì?" (vì nó đã ẩn chứa đâu đó cái mầm mống "sống" sẵn rồi) mà là "Tại sao tôi phải tồn tại?". Nếu tôi không tồn tại thì thế giới này vẫn vận hành, tôi chẳng có ràng buộc gì với xã hội này cả, chẳng có khổ đau và sung sướng, một trạng thái chẳng tuyệt vời ư? Vậy nên tôi ước là tôi chưa từng tồn tại trên thế giới này.

Nhưng tôi đang tồn tại rồi, đã ràng buộc vào cuộc sống rồi nên nhất quyết phải tìm ra một con đường và sống sao cho có ý nghĩa (mưu cầu hạnh phúc cho bản thân và xã hội).

..................................

Mục đích của cuộc sống (Trích từ cuốn "Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại" của Dr. Mortimer J. Adler)

Thưa tiến sĩ Adler, Đối với tôi thì câu hỏi quan trọng nhất trong tất cả là mục đích của cuộc sống. Chúng ta đang làm gì trên trái đất này? Số phận của chúng ta là gì? Các tư tưởng gia khác nhau giải quyết câu hỏi cấp thiết và khó hiểu nhất này như thế nào?

C.L.V. thân mến,
 
Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc truy vấn mục đích của câu hỏi về mục đích của cuộc sống. Trong đầu con người nghĩ gì khi họ hỏi câu hỏi này. Việc hỏi nó là một hiện tượng đặc biệt con người. Những sinh vật khác chỉ tồn tại và cứ tiếp tục đuổi theo những mục đích tự nhiên của chúng một cách mù quáng – tiếp tục là một cái cây hay một con chim hay một tảng đá. Chính niềm tự hào hay nỗi khốn khổ riêng biệt của con người khiến anh ta thường xuyên đưa ra câu hỏi về mục đính tồn tại của chính anh ta.
 
Vậy những ai nêu ra câu hỏi này đang cố khám phá điều gì? Có phải họ hỏi về số phận mà Chúa đã định cho con người phải hoàn thành qua cuộc sinh tồn của anh ta trên cõi thế không? Liệu con người có mục đích tối thượng nào xa hơn phạm vi kinh nghiệm trần thế của anh ta không? Và nếu thế, anh ta phải làm gì để đạt được nó? Học thuyết về nước Chúa của Thiên chúa giáo như là số phận tối hậu của con người là một trong những câu trả lời cho câu hỏi này.
 
Con người đang tự hỏi liệu đời người có thể trở nên có ý nghĩa trên trái đất này bằng cách đạt được tất cả những sự hoàn hảo mà nó có khả năng đạt được không? Theo triết lý của Aristotle, mỗi loại sinh vật đều hướng tới việc hoàn thiện bản chất của riêng nó. Vì vậy, đối với con người, mục đích của cuộc sống là đạt tới những phẩm chất tạo thành hạnh phúc.
 
Trái với những tư tưởng triết học và thần học về số phận con người nói trên, câu hỏi của chúng ta có thể xuất phát từ một niềm tin về tính phi chủ đích của vũ trụ vật chất này nói chung. Xem xét thế giới xung quanh, chúng ta không thấy gì ngoài một chuyển động quay tít của các nguyên tử trong một khoảng trống vô nghĩa. Cho dù chúng ta nhìn thế giới vật chất này như là một cõi hỗn mang và “bấp bênh” hoặc như một vũ trụ có trật tự, cuộc sống con người vẫn có vẻ vô nghĩa và không có giá trị. Mô hình các sự kiện vật chất đó không phải là câu trả lời cho trái tim và khối óc đang truy vấn của con người. Mọi ngành khoa học đều im lặng khi con người hỏi, “Tôi đang làm gì ở đây? Tôi từ đâu đến? Tôi sẽ đi về đâu? Mục đích cuộc sống của tôi là gì?”
 
Nhiều tư tưởng gia hiện đại, từng đối mặt với những câu hỏi cấp bách và rối óc này, đã không chấp nhận những quan điểm triết học và thần học truyền thống về mục đích và ý nghĩa của cuộc sống con người. Họ khẳng định rằng con người có thể và phải đặt ra những mục tiêu của riêng họ, tìm ra ý nghĩa trong việc sáng tạo và biến đổi bản chất của riêng họ. Theo quan điểm này, một con người thực sự phải sống vì mục đích cao cả mà anh ta tự đặt ra cho mình. Nếu anh ta không làm điều này, anh ta phải bị vây bọc trong nỗi tuyệt vọng vô bờ trước sự vô nghĩa của cuộc sống.
 
Theo tôi tất cả chúng ta sẽ đồng ý rằng câu hỏi này thật cấp bách và rằng nó đòi hỏi một câu trả lời và một cuộc sống phù hợp với câu trả lời. Mặt khác việc trả lời câu hỏi này đòi hỏi chúng ta có quan điểm bao quát về Chúa, vũ trụ, và con người. Một hiểu biết về con người và bản chất của anh ta là cần thiết, nhưng chưa đủ để đưa ra một giải pháp về vấn đề ý nghĩa cuộc tồn sinh của con người. Chúng ta cũng phải hiểu vị trí của con người trong vũ trụ và trong mối quan hệ với tất cả những hữu thể hiện có trên đời. Và chúng ta phải thấy anh ta trong mối quan hệ với sức mạnh tối thượng thống trị vũ trụ và tất cả những thứ trong đó.
 
Con người không đơn độc trong vũ trụ, và chúng ta không thể hiểu anh ta khi tách anh ta khỏi những thứ còn lại.
 
Điều này có vẻ giống một chương trình dài hạn và đúng thế – cũng dài như chính cuộc sống vậy. Nó đòi hỏi việc nghiên cứu siêu hình học và thần học, cũng như đạo đức học và tâm lý học. Nó đòi hỏi kinh nghiệm và sự thông thái vốn chỉ có thể có được sau khi sống và nỗ lực rất nhiều.
 
Đây chính là điều gây bối rối ở câu hỏi này. Nó thật cấp bách, nó đòi hỏi một câu trả lời tức thì, nhưng lại đòi hỏi sự suy gẫm một cách cẩn thận và kiên nhẫn đến hết cả đời người. Nhưng “đó là cuộc sống” như tục ngữ nói. Làm người thật chưa bao giờ là chuyện dễ dàng.

Read more ...

Phân biệt các cách pha cà phê

Được bắt nguồn từ nước Ý, Espresso còn có nghĩa là “một cách tức khắc” - tức là loại café có thể phục vụ cho khách hàng ngay lập tức và bắt đầu xuất hiện vào khoảng những năm 1930. Ngày nay, người ta đếm có khoảng ít nhất 10 loại café được bắt nguồn từ Espresso được phổ biến và ưa chuộng ở nhiều nước trên thế giới.


Để có được một tách Espresso “chính hiệu” thì người ta phải rang những hạt café sẫm màu rồi xay rất nhuyễn, sau đó được pha chế bằng cách dùng nước nóng nén dưới áp suất cao. Nhờ vậy mà một tách Espresso sẽ có vị rất đậm và trên mặt có một lớp bọt màu nâu còn gọi là Crema rất thơm mà không đắng ngắt. Có kha khá nhiều những “tranh cãi” nảy lửa về phương thức làm ra một tách Espresso “tuyệt hảo” nhất, người thì nói rằng nguyên liệu cần phải có sự pha chế theo tỉ lệ 60% là café Arabica và 40% là Robusta, người thì lại “cương quyết” cho rằng chỉ có một tách Espresso với 100% là hạt café Arabica mới là “số dzách” cơ đấy.


Gần giống với Espresso nhất là Espresso con panna với một chút kem tươi ở phía trên

Trong tiếng Ý thì “Macchiato” có nghĩa là lốm đốm và cũng vì “cái tên” này mà có khá nhiều tranh cãi trong cách pha chế của loại đồ uống này. Có người thì nói Macchiato là Espresso được cho thêm vài vệt sữa trên bề mặt tạo thành các đường vân trong khá đẹp mắt mà thôi. Tuy nhiên hiện nay thì nhiều quán café họ lại cho kha khá nhiều sữa vào tách Macchiato, thế nên có rất nhiều sự nhầm lẫn giữa Macchiato và Latte.



“Latte” được bắt nguồn từ từ Caffellatte trong tiếng Ý có nghĩa là café và sữa. Nếu người “thưởng thức” không thật sành sẽ rất hay nhầm lẫn vị của Latte với Cappuccino bởi cả hai đều có 3 thành phần cơ bản: café espresso, sữa nóng và bọt sữa. Tuy nhiên, nếu như ở Cappuccino người ta cho lượng sữa nóng có thể tương đương so với bọt sữa thì ở Latte lượng bọt sữa lại được cho bằng 1 nửa với sữa nóng mà thôi. Vì thế mà một tách Latte bao giờ cũng ít “bồng bềnh” hơn so với Cappuccino. Và theo đúng “chuẩn” truyền thống thì Cappuccino được uống trong những tách dày được hâm nóng trước còn Latte lại được uống trong các chiếc ly khá to đấy nhá! Có một điểm thú vị nữa là Latte lúc mới được “sáng tạo” là để dành riêng cho trẻ em vì lượng cafein trong này khá ít và có độ ngậy tương đối cao. Về sau thì dần dần chính người lớn cũng bị mê mẩn bởi thức uống này nên nó trở thành đồ uống cho mọi lứa tuổi. Cũng xuất phát từ cùng một lý do đó, ở Ý người ta còn nghe danh thêm cafe hag (có tên đầy đủ là granita di caffè con panna) cũng là một loại café không chứa cafein.


Và chắc chẳng ai còn xa lạ gì với café Cappuccino rồi đúng không? Một tách café này cũng gồm có 3 phần là: café Espresso, sữa nóng và bọt sữa và thường được chia rất đều nhau nhá! Tuy nhiên, tùy vào nơi pha chế mà lượng Espresso cũng khác nhau. Có nơi để nguyên Espresso đậm đặc nhưng lại có nơi pha loãng Espresso cùng với lượng nước gấp đôi. Và để hoàn thiện tách Cappucino thì không thể không nhắc đến “nghệ thuật vẽ” trên mặt lớp bọt sữa rồi. Còn về tên gọi của Cappucino thì trên dự đoán là được bắt nguồn từ tên gọi của các nhà tu dòng Capuchin vì màu áo thụng của các vị ấy rất giống với màu của café.


Thứ đồ uống được ưa chuộng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều nước nữa chính là Mocha. Không “đơn giản” như Cappuccino hay Latte, ở Mocha, người thưởng thức sẽ được hưởng trọn vẹn cả vị thơm béo của kem tươi và vị ngậy của chocolate nóng. Espresso trong Mocha cũng được pha chế bằng hơi nước nên lượng cafein cũng rất ít. Với mùi hương nhẹ của café trộn với vị ngọt dịu của kem và chocolate, lại còn không gây mất ngủ, lo lắng vì sợ nóng, Mocha luôn được coi là thức uống “ưa thích bậc nhất” cho mọi lứa tuổi.


Cuối cùng được “điểm danh” đến là loại café nghe tên “rất Mỹ” nhưng lại hoàn toàn bắt nguồn từ nước Ý – café Americano. Thực ra, Americano chính là Espresso nhưng được pha loãng với lượng nước gấp đôi. Nhiều người không hề thích Americano tẹo nào vì họ cho rằng nó đã “phá tan” cái “chuẩn” của Espresso nhưng lại có những người rất khoái Americano vì nó vừa giữ được hương vị của Espresso nhưng đồng thời cũng hạn chế được nhiều tác hại từ cafein.

..................................................

Có khá nhiều loại cà phê khác nhau có thể pha bắt nguồn từ Espresso. Lokesh Dhakar đã giúp chúng ta phân biệt sự khác nhau giữa 8 loại cà phê nổi tiếng nhất được pha chế từ Espresso chỉ bằng một hình vẽ đơn giản duy nhất dưới đây :


Qua đó, chúng ta có thể nhìn thấy Americano thực ra là cà phê Espresso pha loãng. Tuy Cappuccino và Latte có công thức giống nhau nhưng thực ra cách pha chế lại khác nhau còn Mocha thì được phủ thêm một lớp Chocolate vào công thức. Macchiato thường được uống với một lát vỏ chanh cho thơm.

-------------------------

Các cách thưởng thức cà phê trên thế giới



Ý

  • Caffè latte – kiểu cà phê sữa của Ý, một phần sữa nóng, một phần espresso
  • Cappuccino – một phần ba là espresso, một phần ba là sữa nóng và một phần ba sữa đánh bông, thêm bột cacao hoặc bột quế
  • Cappuccino con panna – cappuccino dùng kem sữa đánh đặc thay vì sữa sủi bọt
  • Chocolaccino – cappuccino thêm socola nghiền
  • Coretto – cà phê espresso với rượu mạnh, ví dụ như Coretto con Grappa, Coretto con Fernet ...
  • Doppio – hai phần espresso
  • Espresso – cà phê cực đặc không có sữa hay đường, pha bằng cách cho nước dưới áp suất cao (9 đến 15 bar) đi qua bột cà phê xay cực mịn. Một tách (một phần) espresso khoảng 25 ml
  • Lungo – espresso với lượng nước nhiều gấp đôi
  • Latte Macchiato – sữa ấm sủi bọt và rót cẩn thận espesso lungo vào
  • Mischio – cà phê pha với cacao và kem sữa đánh đặc
  • Ristretto – espresso với lượng nước rất ít (15-20 ml thay vì 25 ml)

Đức


  • Eiskaffee – cà phê nguội thêm kem vani
  • Cà phê Ireland - mokka với whisky, kem sữa và đường
  • Kaffee Hag® – cà phê không chứa caffein (Hag là một nhãn hiệu)
  • Milchkaffee – cà phê pha qua giấy lọc, một nửa sữa, một nửa cà phê
  • Mokka – một loại cà phê đặc
  • Pharisäer – cà phê đen với rượu rum, đường và kem sữa đánh đặc
  • Rüdesheimer Kaffee – cà phê pha với rượu brandy, kem sữa đánh đặc, đường vani, thêm vụn sôcôla
  • Schwaten hay Schwatten – cà phê loãng, cho thêm đường và 2 cl rượu mạnh làm từ ngũ cốc (Kornbrand) mỗi tách (đặc sản miền bắc Đức)
  • Kaffee kiểu Thổ – cà phê đặc để trong ấm nhỏ, kèm cả bã

Áo


  • Almkaffee – cà phê dùng với lòng đỏ trứng, rượu hoa quả và kem sữa
  • Biedermeier kiểu Áo – thêm rượu mơ và kem sữa
  • Großer Brauner – hai phần espresso với sữa, dùng tách lớn
  • Kleiner Brauner – một phần espresso với sữa, dùng tách nhỏ
  • Doppelmokka – hai phần cà phê đặc dùng với tách lớn chuyên để uống mokka
  • Einspänner – mokka đựng trong cốc có quai, thêm kem (có quai để người đánh xe ngựa vừa cầm roi vừa có thê uống được) (Wien)
  • Eiskaffee kiểu Anh – một phần ba cà phê, một phần ba kem, một phần ba kem sữa
  • Eiskaffee kiểu Áo – loại cà phê đặc bao gồm lòng đỏ trứng, cà phê và kem sữa đánh đặc
  • Fiaker – một cốc cà phê đen với nhiều đường, thêm một lượng rượu Slibowitz (rượu mạnh làm từ quả mận tía vùng Balkan) hoặc rum
  • Franziskaner – cà phê sữa loãng với kem sữa và sôcôla
  • Gebirgskaffee – cà phê với lòng đỏ trứng, rượu hoa quả mạnh và kem sữa
  • Gespritzter – cà phê đen với rum
  • Granita di Caffé – kem xay nhuyễn rồi rót cà phê đen có đường lên trên
  • Intermezzo – một lượng mokka nhỏ, thêm sôcôla nóng và "Creme de cacao", khuấy lên rồi thêm kem sữa đánh bông cùng vài miếng sôcôla
Cà phê latte
  • Kaffee Kirsch – cà phê với nước anh đào
  • Kaffee Obermeier – cà phê với màng sữa (Wien)
  • Kaffee Verkehrt – 2 phần sữa, một phần cà phê (Wien)
  • Kaisermelange – mokka với lòng đỏ trứng, thêm mật ong hoặc Cognac (Wien)
  • Kapuziner – cà phê đen với một lượng nhỏ sữa (Wien)
  • Katerkaffee – cà phê đen đặc, thêm đường, có mùi chanh
  • Konsul – cà phê đen thêm một ít kem sữa đánh đặc (Wien)
  • Kosakenkaffee – một lượng nhỏ mokka với rượu vang đỏ, wodka và nước đường
  • Maria Theresia – mokka với một lượng nhỏ rượu cam
  • Marghiloman – mokka với Cognac
  • Mazagran – cà phê lạnh, ngọt, thêm vài mẩu kem, rượu Maraschino hoặc Cognac
  • Melange – nửa cà phê, nửa sữa
  • Mokka gespritzt – mokka với cognac và rum
  • Piccolo – một lượng nhỏ cà phê đen, lắc đều
  • Großer Schwarzer (hay großer mokka) – kiểu Áo - hai phần espresso không có sữa, dùng tách lớn
  • Kleiner Schwarzer (hay kleiner mokka) – kiểu Áo - một phần espresso không có sữa, dùng tách nhỏ
  • Othello – sôcôla nóng với espresso
  • Sanca® – cà phê không có caffein (Sanca là một nhãn hiệu)
  • Schale(rl) Braun – nửa cà phê, nửa sữa
  • Schale(rl) Gold – cà phê sữa, loãng hơn Schale(rl) Braun (Wien)
  • Separee – Cà phê và sữa được dùng riêng
  • Sperbertürke – kiểu cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng nặng gấp đôi, thêm đường
  • Türkischer Kaffee passiert – cà phê Thổ Nhĩ Kỳ, để nguyên bã
  • Überstürzte Neumann – kem sữa đặc được phết lên bề mặt một cái bát, được "hỗ trợ" thêm cà phê nóng
  • Kaffee kiểu Hungary – cà phê đặc có đường, thêm đá, sau đó thêm kem sữa lạnh và dùng trong ly
  • Verlängerter – một lượng nhỏ cà phê đen pha thêm nhiều nước (Wien) hoặc espresso thêm nhiều nước
  • Weißer mit Haut – cà phê sữa loãng thêm sữa nóng
  • Zarenkaffee – espresso đặc, phía trên là lòng đỏ trứng đánh bông, thêm đường (loại cà phê yêu thích của các sa hoàng

Thụy sỹ


Canard – cà phê với Marc (rượu mạnh làm từ nho): cho vào miệng một viên đường nhúng rượu, sau đó nhấp tách cà phê pha rượu và kem sữa
  • Kaffee crème – cà phê với kem sữa
  • Kaffee Melange – cà phê với kem sữa đánh đặc, thường thì kem sữa được phục vụ riêng trong một tách nhỏ
  • Luzerner Kafi – cà phê loãng có màu trà, pha thêm Träsch (một loại rượu mạnh của Thuỵ Sĩ, làm từ quả lê, thỉnh thoảng có thêm táo)
  • Schale – cà phê sữa

Pháp
  • Café au lait – một loại cappucino đặc với một ít bọt sữa
  • Café Brulot – Cognac pha đường và cà phê
  • Café Crème – cà phê với kem sữa hoặc sữa đánh bông
  • Café Filtre – cà phê pha phin, loãng hơn espresso đôi chút
  • Café natur – cà phê đen
  • Café Royal – giống Café Brulot

Tây Ban Nha

Từ "cà phê" ở Tây Ban Nha thường dùng để chỉ loại cà phê espresso.

  • Café solo – đen
  • Cortado – thêm sữa đặc có đường (señorita) và một lượng nhỏ sữa hay bọt sữa, thường dùng tách, thỉnh thoảng dùng ly
  • Café con leche – cà phê sữa, một nửa cà phê, một nửa sữa (thường được đánh bông)
  • Café americano – cà phê phin, cũng để chỉ loại café solo pha loãng
  • Café con hielo – một ly đựng đá viên, sau đó thêm đường, cuối cùng là rót cà phê vào
  • Carajillo – thêm một ít rượu mùi, brandy hay rum. Cách làm: Đường được khuấy trong một ly với rượu, sau đó đốt lên rồi rót cà phê pha đậm (cà phê espresso) vào. Hạt cà phê và một miếng vỏ chanh được cho vào ly để trang trí.

Bồ Đào Nha
  • Bica – cà phê đen, đặc, dùng tách nhỏ
  • Pingo (Bica Pingada) – Bica thêm một ít sữa
  • Galão – cà phê sữa Bồ Đào Nha, dùng ly

Hy Lạp

  • Griechischer Kaffee – cà phê đặc được nấu 2 hoặc 3 lần, giống như loại cà phê Thổ Nhĩ Kỳ
  • Café frappé – cà phê tan, thêm đá

Mỹ
  • Iced coffee – cà phê đặc, nóng, thêm đường được rót vào một ly đựng đá

Nam Mỹ
  • Caffè Americano – espresso thêm nước nóng và spirituose (tên chung của các loại rượu trên 20% cồn như vodka, gin, rum, tequila, cachaca..)

Việt Nam
  • Cà phê đen nóng: Bỏ cà phê xay vào fin cà phê, nêm chặt cà phê, rồi chế nước sôi lên. Hứng cà phê rỉ ra từ dưới fin. Có hoặc không thêm đường tùy "gu". (fin=filtre, có nguồn gốc tiếng Pháp, hay filter trong tiếng Anh). Fin thường làm bằng nhôm, nhưng ngày nay do nhu cầu cao của cuộc sống, dịch bệnh lan tràn các loại phin nhôm dần được thay thế bằng loại phin giấy sử dụng một lần "ly cà phê phin tiện dụng "
  • Hiện nay trên thị trường xuất hiện một loại hình thưởng thức cà phê mới là "cà phê phin giấy", một sản phẩm mang đầy đủ những yếu tố cà phê phin truyền thống được hình thành do ý tưởng của nhóm thành viên Cafesangtao.vn. Ưu điểm của loại phin giấy này là đáp ứng đầy đủ yếu tố của phin cà phê truyền thống.
  • Cà phê sữa nóng: dưới đáy ly/cốc có để sẵn sữa đặc (nhiều ít tùy ý), cà phê nóng rơi xuống từ fin, quấy đều. Theo thói quen, cà phê nóng và cà phê sữa nóng thường uống vào buổi sáng sớm trong/trước bữa ăn sáng. Nhiều người uống cà phê nóng/ cà phê sữa nóng mà không cần ăn sáng.
  • Cà phê đá, như cà phê nóng, nhưng cà phê pha đặc (nhiều bột cà phê), rồi thêm đá lạnh, có người thích bỏ đường, có người không, tùy "gu".
  • Cà phê sữa đá: Như cà phê sữa nóng, nhưng pha thật đặc (nhiều cà phê, nhiều sữa), rồi cho thêm đá lạnh, quấy đều.
  • Bạc xỉu (không rõ nguồn gốc từ này, có thể từ tiếng Hoa? chỉ phổ biến trong miền Nam): Như cà phê sữa, nhưng lượng sữa nhiều hơn, và ít cà phê hơn, thích hợp cho nữ giới; có thể thay sữa đặc bằng sữa tươi. Có hai loại, bạc sỉu nóng và bạc xỉu đá.
  • Cà phê trứng - có hai loại:
    1. Đập một quả trứng sống vào một tách cà phê nóng, thêm đường, có hoặc không có sữa;
    2. Lòng đỏ trứng được đánh bông thành kem, phía dưới có một lượng nhỏ cà phê đen.
Sưu tầm

Read more ...

Verde Profondo (Roberto Santucci)

Read more ...

Feelings

Read more ...

Bác ái trong chân lý (quan điểm Công giáo)


Dẫn nhập



Chân lý là gì? Tìm chân lý ở đâu?



Bác ái là gì?



Bác ái trong chân lý muốn nói điều gì?



Bác ái trong tương quan đời sống gia đình

Read more ...

Dòng nhạc soul : tìm lại cội nguồn



Ray Charles, một trong 4 gương mặt thuộc hàng Tứ quý của nhạc Soul
Ray Charles, một trong 4 gương mặt thuộc hàng Tứ quý của nhạc Soul
Tuấn Thảo
Trên thị trường băng đĩa, vào lúc các thể loại pop rock, RnB hip hop, electro điện tử thống trị làng nhạc quốc tế, thì một số nghệ sĩ tiếp tục duy trì dòng nhạc soul. Tiêu biểu nhất là các album gần đây của Seal, Angie Stone, Alicia Keys, Mary J Blige, Lisa Stansfield và Mick Hucknall, ca sĩ chính của nhóm Simply Red.


Giai đoạn cực thịnh của dòng nhạc soul là giữa những năm 1970, nhưng thể loại này đã manh nha từ hai thập niên trước đó, vì nó kết hợp ảnh hưởng của dòng nhạc gospel (Phúc âm) và rythm and blue. Nếu như các bản nhạc soul thường có giai điệu du dương, phần hoà âm phối khí được soạn kỹ, thì quan trọng hơn cả vẫn là chất giọng của người hát : kỹ thuật chuyển âm điêu luyện, cách thể hiện đầy ngẫu hứng. Người trình bày càng có nhiều kinh nghiệm từng trải trong cuộc sống cá nhân, thì cách diễn đạt của họ càng nhập tâm và có hồn.

Tạp chí Ebony gần đây đã tổ chức một cuộc thăm dò ý kiến độc giả để bình chọn những giọng ca xuất sắc nhất làng nhạc soul. Kết quả cho thấy là trong số 10 tên tuổi về đầu trên danh sách này, có hai nhóm trứ danh của hãng đĩa Tamla Motown ở thành phố Detroit : đó là hai ban nhạc The Temptations và The Supremes. Các giọng ca nam như Sam Cooke, Jackie Wilson, Al Green, các giọng ca nữ như Tina Turner hay Gladys Knight đã tạo ra một phong cách thể hiện sinh động, khác hẳn với lối hát truyền thống của nhạc soul trong giai đoạn sơ khai. Về phần mình, Stevie Wonder là người đầu tiên đã đưa nhạc khí điện tử (synthesizer) vào dòng nhạc này, sáng tác của anh giàu tính thể nghiệm nhờ giai điệu đa tầng hợp âm. Trên bảng vàng của Ebony, có 4 gương mặt được liệt vào hàng Tứ Quý (Aretha Franklin – Ray Charles – James Brown – Marvin Gaye) vì mỗi người đã làm giàu nhạc soul khi kết hợp thể loại này với ảnh hưởng của các dòng nhạc khác.

Trong trường hợp của Ray Charles, các bản nhạc mang dấu ấn sâu đậm của rythm and blue, chuyên sử dụng những phân đoạn ngắn được lặp đi lặp lại nhiều lần, tạo ra trong nhạc nền một nhịp điệu căn bản, để cho Ray Charles tha hồ mà biến tấu, tung hoành theo ngẫu hứng. James Brown thì xứng đáng với mệnh danh Bố già của làng nhạc soul, khi cộng hưởng với dòng nhạc funk, giai điệu vẫn quyến rũ du dương, nhưng đầy nam tính nhờ nhịp điệu rắn chắc cứng cỏi. Về phần mình, Marvin Gaye với lối hát biểu cảm mơn trớn, lại tiêu biểu cho trường phái Philadelphia, tạo ra những âm sắc mềm mại mượt mà, còn được gọi là philly sound. Marvin Gaye sau đó đã mở đường cho nhiều giọng ca crooner của làng nhạc soul, điển hình là Barry White mà nhiều người sau đó thường nói đùa rằng : chỉ cần nghe tiếng nhạc trổi lên, là người ta lại nghĩ đến chuyện chăn gối, với Marvin Gaye nhạc soul không chỉ để diễn tả thổn thức của tâm hồn mà còn để nói lên tất cả những cung bậc cảm xúc của tình yêu xác thịt (Sexual Healing). Đâu đó nhạc soul xuất phát từ tâm hồn, nhưng lại học hỏi từ sự trải nghiệm của dục vọng xác thịt (the soul learns from the flesh).

Trong 4 cây đại thụ, giọng ca thiên phú của nữ hoàng Aretha Franklin được xếp vào hạng đầu. Xuất thân từ các ca đoàn nhà thờ chuyên thể hiện dòng nhạc phúc âm, Aretha Franklin có cái biệt tài hớp hồn khán giả mỗi khi xuất hiện trên sàn diễn. Lối thể hiện của ca sĩ này phóng khoáng điêu luyện đến mức xuất thần. Aretha Franklin không đơn thuần ca hát mà lại thả hồn vào nốt nhạc, chết đi trong mỗi nhịp chớp mắt, để rồi sống lại từng giai điệu khoảnh khắc. Không phải ngẫu nhiên mà Aretha Franklin sau khi được tạp chí Rolling Stones bình chọn làm Giọng ca hay nhất mọi thời đại, nay lại được trao tặng cái biệt danh Huyền thoại sáng chói nhất dòng nhạc soul.

Do ảnh hưởng của gospel, nên khá nhiều ca khúc nhạc soul nổi tiếng đã được chuyển thể từ phúc âm. Khác biệt rõ nhất nằm ở trong ca từ, vì hầu hết các bài gospel là nhằm ngợi ca niềm tin nơi Đức Chúa. Một khi được cải biên thành nhạc soul, các bài hát phản ánh đời thường nhiều hơn là cuộc sống tâm linh, và đôi khi lời thanh lại tiềm ẩn nghĩa tục. Các ca sĩ như Ray Charles (Georgia in my mind), Percy Sledge (When a man loves a woman), Otis Redding (Sitting on the dock of the bay) đều đã từng chuyển thể gospel và một trong những trường hợp tiêu biểu nhất là bài Stand by me của Ben E. King, gợi hứng từ một bản nhạc phúc âm, sáng tác vào đầu thế kỷ 20 ( nói chính xác hơn là bài được sáng tác năm 1905, ghi âm lần đầu năm 1916). Phiên bản mới nhất của bài này do ca sĩ Seal thể hiện, bài được trích từ album gần đây nhát của anh mang tựa đề Soul.

Từ giai đoạn manh nha cho đến khi thành hình, nhạc soul hầu như lúc nào cũng được xem như là sở trường của người da đen, nhưng với thời gian đã cho ra đời các giọng ca soul da trắng. Đó là trường hợp của Joss Stone, Robin Thicke và Lisa Stansfield. Kết hợp với các phong trào thời nay, các nghệ sĩ này khi thì chuyển sang dòng nhạc urban pop, lúc thì sáng tác theo trường phái Nu soul, giữ nguyên cốt cách nhưng làm mới trong cách hòa âm phối khí. Gương mặt nổi trội hơn cả là Mick Hucknall, ca sĩ chính của ban nhạc người Anh Simply Red. Nhạc phẩm Holding back the years do chính anh sáng tác nói về những mãnh vỡ trong tâm hồn của một người đàn ông. Một vết thương thầm kín có từ thuở ấu thơ vì bị người mẹ bỏ rơi khi anh vừa lên ba. Còn trong bài If you don’t know me by now, anh lấy lại một ca khúc nổi tiếng của ca sĩ Harold Melvin hát với nhóm Blue notes. Nhờ vào chất giọng thiên phú mà phiên bản của anh hay hơn nhiều so với nguyên tác.

Nhắc đến nhạc soul, nhiều chuyên gia thường hay dùng nghịch dụ, mô tả dòng nhạc này như một cơn bão nhẹ nhàng, một niềm vui cay đắng. Các giai điệu mượt mà bóng bẩy nhưng lại thể hiện những tình cảm mãnh liệt âm thầm, những mạch ngầm nhức nhối trong nội tâm. Tạp chí Ebony ghi nhận là trong số các huyền thoại của làng nhạc soul, có nhiều gương mặt bất hạnh từ tuổi thơ, Stevie Wonder hay Ray Charles khiếm thị không phải do bẩm sinh mà do xuất thân từ các gia đình nghèo, thiếu chăm sóc khi lâm bệnh. Marvin Gaye hay Otis Redding đều chết bất đắc kỳ tử. Hoàn cảnh nghèo khổ khó khăn, dễ dẫn đến ngục tù, phạm pháp, nghiện ngập thường được thấy ở các nghệ sĩ sinh trưởng ở các tiểu bang miền nam Hoa Kỳ, trước khi có phong trào chống kỳ thị chủng tộc và đòi quyền bình đẳng cho người đa đen. Nhưng có lẽ trong dấu ấn của nỗi bất hạnh truyền kiếp đó, lại thăng hoa rất nhiều tài năng hiếm thấy trong làng âm nhạc.

Nếu không có sự trải nghiệm bản thân, thì tài năng của một số ca sĩ nhạc soul chỉ dừng lại ở chỗ phô diễn điêu luyện kỹ thuật, luyện thanh nhuần nhuyễn. Nhiều ca sĩ trẻ thời nay tiếp tục duy trì ảnh hưởng của dòng nhạc này, nhưng chỉ với sự chiêm nghiệm thấm thía, thì họ mới tìm lại được một cách trọn vẹn cội nguồn của nhạc soul, chỉ thật sự mãnh liệt khi nhức nhối con tim, đau nhói tâm hồn.

Read more ...

Paris vinh danh Monet, cha đẻ trường phái ấn tượng




Tác phẩm Femme au jardin ( Người phụ nữ trong vườn) của danh họa Claude Monet.
Tác phẩm Femme au jardin (Người phụ nữ trong vườn) của danh họa Claude Monet. Musée de l’Ermitage
Tuấn Thảo
Nếu từ đây cho đến cuối tháng giêng, bạn có dịp viếng thăm Paris; và nếu vì lý do thời gian, bạn chỉ có thể xem một cuộc triển lãm duy nhất : vậy thì bạn nên ghé thăm Grand Palais. Từ ngày 22/9 đến 24/1 năm tới, viện bảo tàng này trưng bày trên dưới 170 bức tranh của Claude Monet, bậc thầy vĩ đại của trường phái ấn tượng.

Cuộc triển lãm các tác phẩm của Claude Monet (1840 – 1926) được xem như là sự kiện văn hóa hàng đầu tại Paris mùa thu năm nay. Lần trước, nước Pháp tổ chức một cuộc triển lãm lớn về Monet là cách đây vừa đúng 30 năm (1980), cũng tại Grand Palais. Sự khác biệt lần này là số lượng các tác phẩm mà Paris đã mượn được từ các viện bảo tàng nước ngoài cũng như từ các nhà sưu tầm tư nhân. Trong số khoảng 170 bức tranh, có gần 20 tấm được liệt vào hàng cực kỳ hiếm thấy, bởi vì các tác phẩm này ít khi nào được đem ra trưng bày trước công chúng.

Ông Guy Cogeval hiện là giám đốc của hai viện bảo tàng Orsay và Orangerie tại Paris, được xem là nơi lưu trữ khá nhiều bức tranh của Claude Monet. Ông cho biết là vào những năm cuối đời, danh họa Monet đã tặng một số tác phẩm nổi tiếng cho nhà nước Pháp, trong đó có bộ tranh Nymphéas (Hoa súng). Ông Guy Cogeval giải thích vì sao ông đã muốn tổ chức một cuộc triển lãm bề thế, đồ sộ như vậy:

‘‘Tôi đã sống nhiều năm ở Bắc Mỹ. Trước khi trở về Paris để điều hành viện bảo tàng Orsay, tôi từng làm giám đốc viện bảo tàng Mỹ thuật tại Montreal. Trong thời gian này, tôi đã được dịp xem nhiều cuộc triển lãm về Monet ở Hoa Kỳ cũng như ở Canada, trong đó, có việc trưng bày các tác phẩm cuối đời của danh họa Monet do viện bảo tàng Tate Gallery cho mượn. Tôi lúc đó thật sự bị choáng ngợp và tôi ý thức được một điều : Monet chẳng những là một trong những gương mặt tài ba nhất ngành hội họa hậu bán thế kỷ thứ 19, mà ông còn là danh họa người Pháp được yêu quý nhất ở nước ngoài. Chỉ cần đi sang các nước Anh Mỹ, ta sẽ thấy các tác phẩm của Monet được tôn vinh và được trưng bày khá thường xuyên tại các viện bảo tàng lớn. Trở về Pháp, tôi tự hỏi vì sao Paris không vinh danh một tên tuổi mà người ngoại quốc hằng ngưỡng mộ, những tác phẩm mà các nước ngoài xem là tiêu biểu cho văn hóa Pháp. Nếu như trong những năm tháng đầu đời, Monet bị chỉ trích vì ông có tư tưởng tiên phong, đi trước một số nghệ sĩ cùng thời, thì từ những năm 1880 trở đi, ông được công nhận là cha đẻ của trường phái ấn tượng. Vào thập niên đầu thế kỷ 20, ông không chỉ nổi danh ở Pháp, mà còn được công chúng ở nước ngoài ngưỡng mộ, thay đổi hẳn cục diện của ngành hội họa ở phương Tây, và dự báo cho ngành nghệ thuật đương đại. Cuộc triển lãm tại viện bảo tàng Grand Palais lần này là một cách để nhìn lại (retrospective) 60 năm sáng tác của danh họa Claude Monet’’.

Monet : người truy tìm bí mật của ánh sáng

Tại Grand Palais, các tác phẩm của Monet được trưng bày trên một diện tích rộng khoảng 2500 thước vuông. Các bức tranh được sắp đặt một cách tinh tế theo trình tự thời gian và theo chủ đề. Những gian phòng triển lãm ở đây được thiết kế một cách trang nhã, hầu như tối thiểu, ngoài hàng ghế dài hình vòng cung nằm ngay ở giữa phòng, để cho khách tham quan nào muốn dừng chân lại, ngồi ngắm các bức tranh, thì hầu như không có một vật dụng nào khác. Qua cách sắp đặt này, ban tổ chức dường như chỉ muốn đề cao các tác phẩm của Monet, khách bước vào phòng sẽ không nhìn thấy gì khác ngoài các bức kiệt tác của danh họa người Pháp. Qua audioguide, tức là máy đeo tai để nghe hướng dẫn về các tác phẩm, người xem học hỏi được nhiều điều thú vị. Cô Sylvie Patin, một trong những ủy viên đặc trách triển lãm cho biết một trong những chi tiết hấp dẫn đó :

‘‘Nhân một chuyến ghé thăm danh họa Monet tại nhà riêng của ông ở Giverny, ông Paul Cézanne (1839 – 1906) một trong những họa sĩ danh tiếng thuộc trường phái ấn tượng, đã thốt lên một câu nói để đời. Theo Cézanne, không phải chủ đề làm nên một bức họa, mà chính là con mắt của người hoạ sĩ. Về điểm này, Cézanne cho rằng không có nhãn quan nào có thể sánh bằng con mắt của Monet. Chính cũng vì thế mà các nghệ sĩ cùng thời đã mệnh danh Monet là Con Mắt (L’Oeil), ý muốn nói là danh họa này có một nhãn quan vô cùng độc đáo. Cũng cần phải nói là sinh thời, Monet là người đầu tiên vẽ tranh theo từng bộ (série). Chẳng hạn như các bộ tranh với chủ đề Bó rơm (Meules) hay Hoa súng (Nymphéas), mỗi bộ như vậy có trên dưới 20 tác phẩm vẽ cùng một chủ đề, lặp đi lặp lại một mô-típ. Khi đặt các bức tranh này bên cạnh nhau, người ta có cảm tưởng là Monet chỉ vẽ một phong cảnh, khi thì một bó rơm đặt ở ngoài đồng cỏ, lúc thì một hồ nước nở đầy hoa súng, nhưng khác biệt hay chăng là ở trong mức độ của ánh sáng, thay đổi vào lúc ban mai, giữa trưa hay xế chiều. Chỉ với những nét chấm phá, mà Monet gieo vào lòng người xem cái ấn tượng đầy cảm xúc đó. Người ta có cảm tưởng là Monet vẽ các bộ tranh tùy theo sự biến đổi của ánh nắng trong cùng một ngày, hoặc là vẽ cùng một phong cảnh nhưng qua bốn mùa, mỗi mùa có một độ sáng khác nhau. Rất nhiều nghệ sĩ cùng thời rất ngưỡng mộ tư duy sáng tạo của Monet, từ nhà thơ Stéphane Mallarmé cho đến nhà văn Octave Mirbeau. Về phần mình, danh hoạ người Nga Kandinsky (1866 – 1944), cho biết ông đã gợi hứng từ cách pha màu của bậc thầy Monet, để khai phóng trường phái hội họa trừu tượng. Sinh thời Kandinsky đã mệnh danh Monet là nhà thám hiểm khoảnh khắc cảm xúc, người truy tìm bí mật của ánh sáng."

Thủ pháp ấn tượng: ánh sáng thăng hoa

Qua lời hướng dẫn của viện bảo tàng Grand Palais, người xem hiểu được phần nào tư tưởng sáng tạo của Monet. Sinh thời, ông sống trong một môi trường nghệ thuật phong phú. Không phải chỉ có một mình ông, mà nhiều nhân tài khác cũng tự mình đi tìm một lối tiếp cận mới trong nghệ thuật. Theo lời ông Richard Thomson, giáo sư mỹ thuật trường đại học Edinburgh, từ những bước đầu khởi nghiệp cho đến giai đoạn sáng lập trường phái ấn tượng, danh họa Monet đã đồng hành và trao đổi với nhiều nghệ sĩ cùng thời.

‘‘Lúc còn sống, danh họa Monet có khá nhiều bạn hữu trong giới nghệ sĩ, trong đó có thể kể đến các họa sĩ như Bazille, Pisarro, Manet hay Sisley. Sau khi Bazille qua đời, Monet trở thành bạn thân của danh họa Auguste Renoir. Đôi bạn đồng hành với nhau ít nhất là trong hai thập niên liền. Có thể nói là cả hai gương mặt Bazille và Renoir không thuộc trường phái ấn tượng, nhưng họ rất ủng hộ phong trào này, mà Monet là cánh chim đầu đàn. Danh họa Monet cũng là bạn của nhà điêu khắc Rodin, cho dù hai bên không có cùng quan điểm sáng tác, và từng tranh cãi nhau đến mức cắt đứt quan hệ, không còn lui tới thăm viếng nhau trong vòng nhiều năm. Nhưng điều đó cho thấy là luồng sáng tạo nảy sinh từ sự cọ xát, va chạm giữa các nghệ sĩ cùng thời, tuy bất đồng quan điểm, nhưng vẫn biết tôn trọng lẫn nhau. Về ảnh hưởng, có thể nói là Monet thời còn trẻ rất ngưỡng mộ tài năng của họa sĩ Gustave Courbet (1819 -1877), người dẫn đầu trường phái hiện thực, và nhất là danh hoạ người Anh Joseph Turner, mà cách dùng ánh sáng thăng hoa trong các bức tranh màu nước. Vì thế mà giới phê bình cho rằng các bức họa của Turner báo trước cho thủ pháp của trường phái ấn tượng. Tất cả những điều đó còn lưu lại qua thư từ mà sinh thời Monet đã gửi cho người vợ hay cho bạn hữu’’.

Những bức tranh cực kỳ quý hiếm

Cuộc triển lãm về Monet tại Grand Palais dễ hấp dẫn người xem vì nó nhắm cùng lúc vào nhiều đối tượng. Đây cũng là dịp để cho công chúng khám phá những bức tranh quý hiếm. Ngoài các tác phẩm rất quen thuộc của ông như bộ phác họa của bức tranh Déjeuner sur l’herbe (Buổi ăn trưa trên cỏ), phong cảnh biển động ở vùng Haute Normandie qua bức tranh Grosse mer à Etretat, hoặc là cảnh phố Venise và Luân Đôn trong sương mù, còn có hai bộ sưu tập mà lần đầu tiên được tập hợp lại : đó là bộ tranh với chủ đề Meules (Đống rơm) và Cathédrales vẽ về Nhà thờ Đức Bà thành phố Rouen. Theo lời ông Guy Cogeval, giám đốc viện bảo tàng Orsay, êkíp của ông đã mất gần 3 năm trời để có thể tập hợp khoảng 170 tác phẩm của Monet.

‘Bộ sưu tập của Monet mà chúng tôi đã tập hợp gồm khoảng 200 tác phẩm, trong đó có đến 150 bức tranh tranh đến từ khắp nơi trên thế giới, mà các viện bảo tàng như Pouchkine ở Nga, Pinakothek ở Đức, Metropolitan của Mỹ, vân vân…đã đồng ý cho chúng tôi mượn để tổ chức cuộc triển lãm này. Ba tháng trước ngày khai mạc, chúng tôi vẫn còn ráo riết thương lượng với viện bảo tàng Pouchkine để mượn bộ sưu tập Déjeuner sur l’herbe (Buổi ăn trưa trên cỏ). Cũng cần biết rằng, đây là một tác phẩm còn dang dở. Sinh thời, Monet muốn vẽ bức tranh này ở khổ cực lớn : 6 thước chiều ngang, 4 thước rưỡi chiều cao, và trong tranh có đến 12 nhân vật cao to y hệt như người thường. Trước khi thực hiện bức tranh này, Monet đã vẽ các bức phác họa với kích thước nhỏ hơn, để sắp đặt các nhân vật và nghiên cứu cách pha màu. Rốt cuộc, ông đã bỏ ý định này. Cho nên bức tranh Buổi ăn trưa trên cỏ với kích thước ngoại cỡ không được hoàn tất, và chỉ có bộ phác họa cỡ nhỏ mới được trọn vẹn. Theo tôi được biết thì đây là lần đầu tiên toàn bộ phác họa này được trưng bày tại Pháp, và ngoại trừ những người đã từng viếng thăm viện bảo tàng Pouchkine ở Nga, đa số khách xem triển lãm đều chưa bao giờ chứng kiến tận mắt tác phẩm này. Ngoài ra có một tác phẩm cực kỳ quý hiếm là bức tranh Terrasse à Sainte Adresse (1867) của viện bảo tàng Metropolitan ở New York. Tác phẩm này nằm trong danh sách 25 bức tranh cấm được lưu hành, di chuyển, vì lý do bảo tồn tác phẩm. Chúng tôi đã mất gần 6 tháng để thuyết phục viện bảo tàng Metropolitan cho chúng tôi mượn bức tranh này. Đổi lại, chúng tôi đã hứa là sẽ đền bù bằng cách sẽ cho Metropolitan mượn các tác phẩm quý nhất của viện bảo tàng Orsay, trong tương lai. Với các tác phẩm hiếm thấy như vậy, tôi hy vọng rằng cuộc triển lãm tại Grand Palais sẽ được công chúng đón nhận nồng nhiệt’’.

Danh họa Claude Monet, khi qua đời đã để lại khoảng hai ngàn tác phẩm. Nhiều bức tranh của ông đã được nhiều viện bảo tàng mua lại, vì thế cho nên bộ sưu tập của Monet nằm rải rác ở khắp nơi. Đâu đó, nỗ lực tập hợp 170 bức tranh về trưng bày tại Grand Palais đã là một kỳ công đáng ghi nhận. Tuy nhiên, người đến xem triển lãm không khỏi ngạc nhiên vì cuộc triển lãm lần này thiếu vắng bức tranh Impression, soleil levant (Ấn tượng khi mặt trời mọc).

Được vẽ vào năm 1872, tác phẩm này được xem là một cột mốc lịch sử của ngành hội họa, đặt tên cho trường phái ấn tượng của Monet. Một cách tương tự, bộ sưu tập Nymphéas (Hoa súng) cũng không được trọn vẹn. Các viện bảo tàng như Marmottan hay Jeu de Paume của Pháp không cho mượn vì đây là những tác phẩm chủ chốt, thu hút được khán giả chỉ nhờ vào một bức tranh duy nhất. Điều này có lẽ sẽ không làm chùn bước khách đến xem triển lãm. Trong vòng bốn tháng, ban tổ chức tại Grand Palais dự trù sẽ lôi cuốn 700 ngàn lượt người xem.

Để xem các bức tranh của danh họa Monet tại Grand Palais, mời quý vị truy cập địa chỉ http://www.monet2010.com/fr

Read more ...

Website counter