Có nên cho phép trợ tử?

       ”Warnemünde là một chốn vui vẻ. Sóng biển dạt dào, bầu trời sáng sủa - trước dãy mấy năm bà mẹ và con trai đã đến biển Baltic. Bà lại sắp đưa tới đó. Nó không muốn nằm dưới lớp đất nghĩa địa nặng nề.
Trên mặt tủ bếp là tờ rơi của dịch vụ hải táng: Marie-Luise Nicht hết cầm nó lên rồi lại đặt xuống. Tất cả như không thật, vì con bà còn đó, nó nằm trong căn phòng tràn trề ánh sáng bên cạnh phòng ăn. Nó vẫn thở, tim nó vẫn đập, người vẫn ấm. Đôi khi nó mở mắt. Không phải là xác chết.
“Con người từng là Alexander đã chết trước đây bốn năm, bà Nicht nói. Một Alexander khác đã xuất hiện”. Trong mắt y học thì đó là một con người vô bản thể, không cảm xúc, không có năng lực giao tiếp - và không bao giờ có cơ may thay đổi tình trạng đó. Trong mắt Marie-Luise Nicht: một đứa trẻ cần bà.
Ban đầu bà còn hay nghiến răng, bà đấm vào con và gào lên: Quay lại với mẹ đi, con không thể để mẹ một mình ở đây được! Bây giờ thì thôi.
Con trai bà không gây ấn tượng là đang phải chịu khổ ải. Cơ bắp nó thả lỏng, không toát mồ hôi, cơ thể ấm áp. Bà mẹ đã quen nhìn miệng nó luôn mở hé và thỉnh thoảng chảy nước dãi. Bà có thể nói chuyện với con trai, bà cóthể xoa bóp và vuốt ve nó, bà thể đặt vào ghế lăn và đẩy ra ngoài khi trời đẹp. Thật ra bà có thể hình dung rõ ràng cuộc sống bên cạnh con. Mặc dù vậy bà muốn nó được phép chết. Vì Marie-Luise Nicht tin chắc là Alexander, nếu được chọn, sẽ không muốn tồn tại với ống xông truyền cháo vào thẳng dạ dày như vậy.
Mùa Thu 2006 tạp chí Spiegel viết về số phận của Alexander Nicht và mẹ là Marie-Luise. Một đêm tháng Mười 2002 cậu học sinh năm cuối trung học ở Berlin không có lỗi khi bị một chiếc ô tô đâm phải và được đưa vào cấp cứu với những tổn thương rất nặng ở vùng sọ. Một phần lớn màng não bị phá hủy không thể cứu được. Gần bốn năm trời Alexander ở trong trạng thái hôn mê chập chờn, không phản ứng với tiếng gọi và không hề có cơ may quay trở lại cuộc sống. Đối với bà mẹ thì không có gì phải bàn cãi, vì Alexander sẽ không muốn sống một cuộc đời như thế. Nhưng các bác sĩ điều trị Berlin cương quyết không tắt các máy móc bảo lưu cuộc sống nhân tạo cho Alexander, và nhiều năm liền bên tư pháp cũng kiên quyết không phê chuẩn nguyện vọng của người mẹ. Thoạt nhìn thì không ai nhận ra bối cảnh pháp lý đối với trường hợp này cực kỳ phức tạp. Đức không bác sĩ nào được phép chống lại ý muốn của bệnh nhân để kéo dài cuộc sống của bệnh nhân một cách nhân tạo - nhưng ở bệnh nhân hôn mê thì bác sĩ làm sao biết được ý muốn? Thay vì tin Marie-Luise Nicht, rằng con trai bà ở tình thế này sẽ không muốn sống, các bác sĩ tiếp tục kéo dài cuộc sống của Alexander.
Cách hành xử với bệnh nhân hôn mê không còn cơ may điều trị chỉ là một trong nhiều trường hợp, nó chỉ ra rằng bối cảnh pháp lý, sự cân nhắc về luân lý, và câu hỏi về ý muốn và quyền của người sắp chết hoặc hôn mê vĩnh viễn là vô cùng phức tạp. Trong hoàn cảnh đó, ai được phép góp ý và quyết định? Và bác sĩ có độ dung sai nào cho hành vi của mình? Bác sĩ có được phép chấm dứt cuộc sống của bệnh nhân sắp chết bằng cách chấm dứt điều trị (trợ tử thụ động)? Họ có được phép chấp nhận là một bệnh nhân được điều trị bằng thuốc giảm đau loại mạnh sẽ chóng chết hơn thông qua cách điều trị ấy (trợ tử gián tiếp)? Bác sĩ có được chiều nguyện vọng do bệnh nhân phát biểu để giúp chấm dứt cuộc sống của bệnh nhân ấy không (hỗ trợ tự sát)? Và cuối cùng là, bác sĩ có được chiều nguyện vọng của bệnh nhân để giết người ấy bằng thuốc độc không (trợ tử chủ động)?
Trường hợp được quy định rõ nhất Đức là trợ tử chủ động. Đó là hành động phạm pháp. Nội dung điều 216 Luật hình sự CHLB Đức về ”Giết theo yêu cầu cho thấy: Ai được đề nghị mà giết người theo nguyện vọng rõ ràng và nghiêm túc của người bị giết, sẽ bị phạt tù từ sáu tháng đến một năm. Nếu bác quyết định giết bệnh nhân mà không có sự đồng ý rõ rệt của người ấy thì sẽ bị truy tố theo tội giết người. Điều 216 không chỉ bảo vệ công dân trước chính mình, mà đồng thời còn ngăn cản trường hợp ai đó giết người vì lý do cá nhân rồi khai trước tòa là người bị giết đã muốn thế. Không nghi ngờ gì, rào cản luật pháp kiểu ấy là hợp lý. Vấn đề chỉ là, liệu nó có hợp lý trong mọi trường hợp không? 
Đúng là quy chuẩn pháp luật ở các quốc gia châu Âu khác nhau, song cho đến nay không quốc gia duy nhất nào ở châu Âu dám trực tiếp cho phép trợ tử. Ở Hà Lan từ năm 2000 và ở Bỉ từ 2002 đã có thực tế pháp lý được chấp nhận là sự cho phép gián tiếp. Hai nước đó vẫn tiếp tục cấm trợ tử chủ động, song với điều kiện nhất định thì được “miễn truy tố”. Luật này là phản ứng của Hà Lan đối với thực tiễn là từ 1969 có nhiều bác sĩ Hà Lan bí mật thi hành trợ tử chủ động. Và đa số dân chúng ủng hộ hành vi vẫn bị cấm một cách chính thức này. Để bãi bỏ tình trạng nửa dơi nửa chuột ấy, chính phủ ra quy định cấm về nguyên tắc song đồng thời để ngỏ khả năng không bị truy tố - một sự tương đồng tư pháp giống như quy định phá thai ở Đức. Từ 2001 trở đi, bác sĩ điều trị ở Hà Lan được phép chấm dứt mạng sống của bệnh nhân, nếu 1) bênh nhân nêu rõ nguyện vọng, 2) một bác sĩ khác được vào cuộc với tư cách tư vấn và nhân chứng, và 3) bác sĩ tự trình báo hành động của mình trước viện công tố để cảnh sát có thể thẩm định quá trình đó
Lý lẽ chính của những người muốn cho phép hoặc miễn truy tố trợ tử chủ động dựa trên quyền tự quyết. Mỗi người có đủ năng lực hành vi thì phải có quyền tự mình quyết định cuộc sống, và qua đó, quyết định cái chết của mình. Nếu suy diễn hiến pháp Đức theo chiều hướng đó thì phẩm giá con người không chỉ bao gồm quyền tự quyết về cuộc sống, mà cả quyền tự quyết về cái chết. Một điều đáng chú ý là cả phe ủng hộ lẫn phe chống đối quyền được trợ tử chủ động đều dựa vào Kant. Phe chống đối nhắc đến sự bất khả xâm phạm vô điều kiện của cuộc sống con người, vì con người - theo Kant - là mục đích tự thân, mục đích không được phép biến đổi. Khi ủy nhiệm một người khác giết mình thì lại có nghĩa là không chủ động quyết định về chính mình, mà để người khác quyết định về mình. Và đó là sự biến đổi mục đích, ví dụ như theo quan niệm của Albin Eser, giáo sư về luật hình sự nước ngoài và quốc tế tại Viện Max Planck ở Freiburg. Tuy nhiên, luận cứ này không hẳn có chỗ đứng vững chắc. Liệu có phải là một khác biệt thật sự, khi tôi hoàn toàn tự do đưa ra quyết định tự sát, và khi tôi - cũng hoàn toàn tự do như vậy nhmột ai đó giết tôi, vì tôi không tự tay làm được việc đó, ví dụ vì đang nằm liệt giường? Chẳng phải là người ta biến đổi mục đíchmạnh hơn nhiều, khi đi ngược ý muốn tự do của tôi để giữ mạng sống của tôi? Như được nghe kể lại, ở tuổi già Kant rất sợ chứng mất trí đe dọa và quyết định rằng cuộc sống của ông ở tình trạng đó sẽ không còn giá trị và ý nghĩa gì với ông nữa. Vào thời ấy chưa có hình thức hiện đại của trợ tử gián tiếp, và chấm dứt điều trị cũng không trực tiếp gây ra ngay cái chết của người bị bệnh Alzheimer hay bệnh mất trí, vì vậy có thể phỏng đoán rằng có lẽ Kant ủng hộ trợ tử chủ động, ít nhất là áp dụng cho chính mình.
Thống kê còn cho thấy một luận cứ ủng hộ việc cho phép trợ tử chủ động đáng ngờ hơn. Hằng năm, hội DGHS (Deutsche Gesellschaft für humanes Sterben: Hội ủng hộ chết nhân đạo, một tổ chức đòi quyền trợ tử chủ động) nhờ các viện thăm dò dư luận tiến hành điều tra. Theo đó, hiện có khoảng 80% người Đức ủng hộ việc cho phép trợ tử chủ động. Hội DGHS cho đó là một dấu hiệu rõ rệt. Người dân muốn gì thì chính trị gia phải thực hiện. Nhưng vấn đề là có nên coi thng kê như mệnh lệnh đạo đức không? Trước đây mấy năm ở Đức còn tồn tại dư luận rộng rãi phản đối đồng tính. Vậy có nên công nhận là đúng, khi phạt tù người đồng tính như đã thật sự diễn ra hồi thập kỷ 60? Giả sử ngay sau ngày 11/9/2001 người ta tổ chức thăm dò dư luận có nên trục xuất tất cả tín đồ Hồi giáo sống ở Đức thì có lẽ sẽ đạt được đa số đồng tình, còn hôm nay chắc chắn sẽ không tồn tại đa số ấy nữa. Thống kê phản ánh cả sự kích động tâm lý, và sự kích động tâm lý ấy phụ thuộc mạnh mẽ vào thể loại câu hỏi. Trước đây bốn năm quỹ Hospiz, một tổ chức của nhà thờ phản đối trợ tử chủ động, cũng trao nhiệm vụ cho một viện thăm dò dư luận. Qu coi trọng việc giải thích cho người được phỏng vấn không chỉ biết ý nghĩa của trợ tử chủ động, mà cả của Palliative Care. Thuật ngữ này (bắt nguồn từ tiếng Latin pallium - vỏ bọc. HIện chưa có thuật ngữ đồng nhất trong tiếng Việt, giới chuyên môn quen dung Chăm sóc xoa dịu hay Y tế tạm trị.) mang ý nghĩa điều trị và chăm sóc các bệnh nhân vô phương cứu chữa bằng cách giảm nhẹ đau đớn để họ sống thanh thản những ngày cuối đời như có thể. Đáng chú ý là kết quả cuộc thăm dò dư luận này khác hẳn với cuộc phỏng vấn của DGHS. Chỉ còn 35% trong số những người được giải thích trước cả về ý nghĩa của trợ tử chủ động lẫn Palliative Care ủng hộ trợ tử chủ động. 56% mong muốn tăng cường Palliative Care trong bệnh viện. Vậy thì việc thuyết vị lợi định dùng thống kê để định nghĩa sưng khổ của xã hội là tương đối có vấn đề.
Một luận cứ thứ ba (gián tiếp) ủng hộ trợ tử chủ động ở Đức vạch ra các mâu thuẫn lớn trong thực tế pháp lý. Mỗi năm ở Đức có từ 800.000 đến 900.000 người qua đời, tối thiểu là hai phần ba chết ở bệnh viện và cơ sở chăm sóc, ít người chết ở nhà trong vòng tay gia đình. Có vẻ như không một ai trong số ấy chết với sự hỗ trợ chủ động của bác sĩ hay nhân viên chăm sóc. Có vẻ thôi. Sự thật là trong mấy năm qua có hơn 300 người từ Đức qua Thụy Sĩ với tấm vé một chiều để nhận thuốc tự sát từ những tổ chức trợ tử ở đó như Dignitas hay EXIT. Thuật ngữ pháp lý gọi là hỗ trợ tự sát. Khác với Thụy Sĩ, nước Đức không chính thức cho phép hỗ trợ tự sát, nhưng cũng không cấm. Và bán thuốc tự sát đâu có phải là trợ tử chủ động. Tội danh duy nhất có thể gán cho người bán Xyanua là vi phạm quy chế sử dụng thuốc mê. Vậy là ngành tư pháp Đức ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan. Các tổ chức trợ tử thương mại quá khả nghi, nhưng lấy chuyện tự sát ra làm kinh tế thì không tuyệt đối bị cm. Triết gia luật Norbert Hoerster Mainz coi lỗ hổng luật pháp này là một vấn đề ln, không đơn giản như trợ tử chủ động mà ông ủng hộ, chừng nào thật sự bảo đảm được rằng điều đó diễn ra bởi ý muốn tự nguyện của bệnh nhân. Trong khi Hoerster đòi cho phép trợ tử chủ động với điều kiện nêu trên, ông đề nghị phạt tù đến 5 năm cá nhân nào dụ dỗ hoặc hỗ trợ người khác tự sát - trừ phi được chứng tỏ tuyệt đối là cá nhân đó hành động theo ý muốn tự nguyện của người muốn chết. Giải trình của Hoerster chủ yếu dựa trên các nguyên tắc của thuyết vị lợi ưu tiên và ở đây ông lén đưa ra thêm một tiêu chí thứ hai. Không chỉ ý muốn và chủ đích của người muốn chết cọ vai trò, mà cả động cơ của trợ thủ nữa. Vì, để dẫn dụ một người khác làm gì đó, tôi phải có lý do, và lý do này được đánh giá theo các mức khác nhau. Thường thì thuyết vị lợi chỉ xét đến kết quả của hành vi chứ không chú trọng động cơ dẫn đến hành vi đó, và đó là một thiếu sót rành rành. Liệu người lính trong chiến tranh bị chỉ huy ra lệnh giết một trăm người có là kẻ sát nhân t hại hơn, so với một tội phạm bạo lực vì tham của mà đánh chết một bà già? Rõ ràng là một thứ luân lý ch chú ý đến kết quả cho đối tượng hay xã hội thì chưa phải hoàn hảo.
Đa số các môn đồ của thuyết vị lợi ưu tiên ủng hộ quyền trợ tử chủ động, vì khả năng đó có thể tương thích với lợi ích của đối tượng, và đó thường là bệnh nhân vô phương cứu chữa. Để hiểu điều đó, nên xét kỹ hiện tượng trợ tử gián tiếp và trợ tử thụ động. Ở Đức cho phép trợ tử thụ động, nếu điều đó tương thích với nguyện vọng (phỏng đoán) của bệnh nhân. Không bác sĩ nào được phép kéo dài cuộc sống trái với ý nguyện của bệnh nhân. Vấn đề phức tạp về ý nguyện bệnh nhân hôn mê thì ta đã gặp trong trường hợp Alexander Nicht. Ở Đức cũng cho phép trợ tử gián tiếp. Trường hợp trợ tử gián tiếp thường gặp nhất là điều trị bằng thuốc giảm đau để dẫn đến tử vong. Như trong chăm sóc xoa dịu, bệnh nhân sắp chết được truyền thuốc giảm đau liều cao cùng các thuốc khác như morphin để gây mê, quên đi các đau đớn quá sức chịu đựng. Bác sĩ làm hết sức để cuộc sống của bệnh nhân trong những ngày cuối cùng diễn ra êm dịu như có thể. Biện pháp duy nhất mà bác sĩ không làm là truyền đủ chất lỏng cho bệnh nhân. Liệu pháp chống đau vốn làm cơ thể mất nước, và đó thường là nguyên nhân khiến bệnh nhân qua đời sau hai, ba ngày. Tương ứng với ý tưởng của chăm sóc xoa dịu, biện pháp này không bị coi là trợ tử chủ động.
Biện pháp này được sử dụng nhiều các cơ sở chăm sóc của nhà thờ vốn tự coi là sự lựa chọn nhân đạo bên cạnh trợ tử. Ở Đức, đây hoàn toàn là biện pháp thông dụng trong trợ tử gián tiếp, song cũng dạng nửa dơi nửa chuột. Không có con s cụ thể, vì Đức không bắt buộc trình báo. Bất cứ đâu có trợ tử gián tiếp, ở đó có các trường hợp mù mờ, vì trên thực tế rất khó phân tách rõ rệt trợ tử gián tiếp và trợ tử chủ động. Một số vụ lạm dụng lộ liễu gây chấn động dư luận trong mấy năm qua đã đẩy phe phê phán lên chiến lũy. Làm gì để khi sự đã rồi mà còn thẩm tra được, liệu bệnh nhân có biết rủi ro gia tăng do điều trị bằng thuốc giảm đau, để qua đó không chỉ chấp nhận mà thậm chí còn mong muốn có cái chết nhẹ nhàng đó? Vì thế phe phê phán cho rằng, về nguyên tắc thì trợ tử gián tiếp - như đã có hàng nghìn trường hợp ở Đức - còn nguy hiểm hơn là trợ tử chủ động dưới sự kiểm tra nghiêm ngặt.
Vậy là ta đã rõ các luận cứ quan trọng nhất nhằm cho phép trợ tử chủ động có kiểm tra trong một nhà nước pháp quyền. Để có cái nhìn tổng quát, xin được tập hợp các luận cứ trên vào một chỗ:
  1. Quyền được trợ tử chủ động là một quyền cơ bản của người tự do, một phần của quyền tự quyết.   
  2. Đa số người sống ở Đức ủng hộ trợ tử chủ động như một phương tiện hợp pháp.
  3. Trợ tử chủ động là biện pháp dễ kiểm tra và minh bạch hơn hỗ trợ tự sát và trợ tử gián tiếp, do đó nên được cho phép để là một trong nhiều phương tiện.
Ba luận cứ trên đối mặt với các ý kiến phản đối cho phép trợ tử chủ động sau đây: 
  1. Liệu khi cho phép trợ tử chủ động thì, hoàn cảnh nào đó, có bị tổn hại sự tín nhiệm giữa bệnh nhân và bác sĩ? 
  2. Liệu trợ tử chủ động có vi phạm lời thề danh dự của bác sĩ là “hỗ trợ và chữa trị“? 
  3. Thực tế có luôn luôn kiểm tra được chắc chắn, liệu bệnh nhân muốn được trợ tử chủ động? 
  4. Ai bảo vệ bệnh nhân mất trí hoặc hôn mê, khi gia quyến vì lý do ích kỷ mà muốn người ấy chết? 
  5. Liệu việc cho phép trợ tử chủ động có đưa đến tình trạng xã hội phải hoàn toàn thay đổi tư duy trong hành xử với bệnh nhân vô phương cứu chữa, và qua đó làm tổn hại các điều kiện chung sống của chúng ta? Liệu nó có gây hiện tượng “tháo khoán, nghĩa là từ khả năng trợ tử chủ động sẽ sinh ra áp lực gián tiếp đòi được sử dụng phương tiện ấy? Ví dụ như để vừa lòng gia quyến hay tránh tốn phí thêm cho quỹ bảo hiểm y tế? 
  6. Liệu qua đó mà chẳng chóng thì chầy quyền được tự do chếtsẽ biến thành mất quyền tự do sống?
  7. Liệu việc cho phép trợ tử chủ động có tiết kiệm, tránh cho chính sách y tế công việc phát triển thêm các lựa chọn đắt đỏ nhưng nhân đạo hơn, ví dụ như tăng đầu tư vào chăm sóc xoa dịu?
Câu hỏi 1) và 2) về quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân thì dễ trả lời. Chúng không phải là vấn đề triết học, mà nảy sinh ra từ hoàn cảnh tâm lý cá nhân, và mỗi người một hoàn cảnh khác nhau. Có thể khả năng trợ tử chủ động ảnh hưởng đến quan hệ tin cậy giữa bệnh nhân và bác sĩ, nhưng không nhất thiết, vả lại, ngay cả khi đã cho phép trợ tử chủ động thì không bác sĩ nào có nghĩa vụ hay bị bắt buộc phải giết bệnh nhân. 
Câu hỏi 3) và 4) về khả năng lạm dụng bởi gia quyến là câu hỏi đặt ra cho tư pháp, liệu ngành này có tạo ra được quy định luật pháp thật chặt chẽ để bảo đảm sự minh bạch tối đa.
Câu hỏi 5) và 6) mang tính triết lý ở nghĩa rộng nhất, đó là các câu hỏi về hệ quả xã hội và áp lực tiềm năng từ mong đợi đặt ra cho bệnh nhân vô phương cứu chữa. Ở đây ta thấy toàn bộ quy mô đạo lý xã hội là vô cùng quan trọng. Nhưng làm cách nào để đánh giá và cân nhắc các hệ quả xã hội? Hà Lan, từ 2001 có ba cuộc nghiên cứu lớn về tình trạng thực tế của trợ tử chủ động. Trong số 140.000 người Hà Lan qua đời hằng năm tại bệnh viện có khoảng 4.500 người chết do bác sĩ tiêm thuốc độc. Số người chết do truyền thuốc giảm đau liều cao nhiều gấp bn lần. Các con số này tương đối n định qua các năm. Phe ủng hộ tr tử chủ động thấy mình có lý. Không ai nói đến tháo khoánvì số người muốn được chết bởi bác sĩ không tăng. Nhưng phe chống đối cũng thấy các cuộc nghiên cứu ủng hộ mình. Vì ít nhất thì năm nào cũng có vài trường hợp mờ ám, với hậu quả là gia quyến và bệnh viện lôi nhau ra tòa. Thêm nữa, một số người phản đối còn đoán là còn các trường hợp không được trình báo và do đó không lọt vào thống kê. Vậy thì từ các dữ liệu của bệnh viện khó có thể rút ra kết luận rõ rệt về đạo lý trong trợ tử.
Vậy còn lại câu 7), liệu hợp pháp hóa trợ tử chủ động có dẫn đến tiết kiệm các lựa chọn khác đắt đỏ hơn. Dựa vào trực giác, đa số mọi người chắc chắn sẽ có quan điểm là chăm sóc xoa dịu tốt hơn tiêm thuốc độc. Cảm xúc trực giác ấy ăn sâu trong bản chất con người, như các bài thử nghiệm của Marc Hauser cho thấy (tham khảo Người đàn ông trên cầu). Chủ động giết khác với thụ động không làm gì, kể cả khi dẫn đến cùng kết quả. Tuyệt đối cấm không được chủ động giết người không phải hệ quả của một giáo điều tín ngưỡng về sự thiêng liêng của cuộc sống con người. Mà giáo điều ấy là hệ quả của một trực giác có gốc rễ sâu xa trong lịch sử phát triển loài người mới đúng. Vì lý do ấy mà chối bỏ sự thiêng liêng của cuộc sống bằng cách viện dẫn sự tha hóa của tôn giáo thời nay là một luận cứ khá yếu. Sự chùn tay khi hạ sát đã xuất hiện trước khi có đạo Thiên chúa, mặc dù mọi thời đại và nền văn hóa đều tạo ra liên tục và vô số ngoại lệ. Đáng chú ý là đa s người ủng hộ quyền được trợ tử chủ động cũng chú trọng sự khác biệt giữa hành vi chủ động và khoanh tay thụ động, vì cho dù phê phán tính chất nửa dơi nửa chuột của trợ tử gián tiếp đến mấy thì có lẽ không mấy người ủng hộ trợ tử chủ động lại nghiêm túc cho rằng tiêm thuốc độc nhất định hay hơn. Do đó trợ tử chủ động không thể là gì khác ngoài phương tiện cuối cùng, khi không còn cách nào khả dụng.
Từ đó suy ra hai hệ quả: nhà nước phải hết sức phát triển chăm sóc xoa dịu và thực thi trợ tử gián tiếp một cách nhân đạo và minh bạch như có thể. Không hẳn chỉ để ngăn xuất hiện nguyện vọng được trợ tử chủ động. Vì vấn đề quyết định trong câu hỏi về những ngày cuối cùng của bệnh nhân vô phương cứu chữa hoặc chịu đau đớn không phải vấn đề y học, mà là vấn đề tâm lý. Một mặt thì đúng là phải tôn trọng quyền của con người - ngay cả quyền được quyết định cái chết của chính mình - song đồng thời cũng rất quan trọng là phải kiểm tra tình cảnh sinh ra nguyện vọng ấy. Vấn đề của trợ tử chủ động không phải quyền pháp lý có thể hiểu được của bệnh nhân, mà là hoàn cảnh trong cuộc sống gây ra quyết định muốn chết. Vì vậy chăm sóc xoa dịu là biện pháp nhân đạo hơn, cho cả bác sĩ lẫn bệnh nhân.
Hệ quả thứ hai: nếu cho phép trợ tử chủ động, người ta sẽ biến phương tiện cuối cùng cho vài trường hợp tuyệt vọng thành một trong những phương tiện bình thường”. Có th một số gia quyến sẽ giảm cố gắng cứu bệnh nhân đang đợi chết. Và bệnh viện nhất định sẽ không cần nỗ lực làm cho những ngày cuối đời của bệnh nhân được hết đau đớn như có thể. Ngay cả khi thống kê từ Hà Lan cho đến nay không khẳng định nỗi lo ngại ấy thì chỉ cần nhìn két bạc rỗng tuếch của ngành y tế ở hầu hết các nước châu Âu cũng dễ đoán rằng quyền tự quyết có thể nhanh chóng bị đảo ngược thành áp lực mong đợi của xã hội: đừng làm két bạc của bảo hiểm y tế tiếp tục vơi thêm nữa.
Câu hỏi quyết định trong thời buổi liên tục cắt xén ngân sách y tế sẽ là: nhà nước và xã hội coi trọng cái chết có phẩm cách đến mức nào? Nhìn từ góc độ ấy, luận cứ sắc bén về quyền tự quyết của con người đối với cái chết của chính mình sẽ chỉ còn là tương đối. Những gì trên thực tế đang lẻ tẻ xảy ra trong cảnh tranh tối tranh sáng của tr tử thụ động và trợ tử gián tiếp các bệnh viện Đức, dù sao vẫn còn tốt hơn một lập trường rõ ràng về triết học pháp lý và triết học luân lý ủng hộ trợ tử chủ động. Đối với triết gia, quan trọng nhất là tính hợp lý, không mâu thuẫn và có cơ sở của lập trường, song đối với chính khách thì quan trọng nhất là trách nhiệm đạo đức xã hội. Đối với chính khách, những khoảng tranh tối tranh sáng đầy bức xúc trong lý thuyết nhất định phải ít bức xúc hơn là những khoảng tranh tối tranh sáng dễ chịu trong thực tiễn.
Vậy thì quyền tự quyết của con người có giới hạn ở khắp những nơi có hệ quả (phỏng đoán là) bức xúc và phi nhân đạo cho xã hội. Nhưng ta liệt kê những ai vào xã hội ấy? Chúng ta hành xử ra sao với những sinh vật biết đau đớn nhưng không bày tỏ được ý muốn của mình và không đòi được quyền của mình? Ví dụ như súc vật?

Nguồn: Richard David Precht: Tôi là ai – và nếu vậy thì bao nhiêu? – Nhã Nam (2011)

Read more ...

Website counter