Vỗ tay hay không vỗ tay

Finlo Rohrer

Vỗ tay

Chương trình hòa nhạc mùa hè thường niên BBC Proms bắt đầu tuần đầu tiên ở London, và nhiều người sẽ biến tới dòng nhạc cổ điển, nhưng cũng có rất nhiều thủ tục cần phải học.

Có một số thứ khá đáng ngượng hơn là khi phát hiện thấy bạn là người duy nhất tạo ra tiếng ồn trong đám đông khán phòng.

Nhưng thế giới nhạc cổ điển thường có những cảnh kinh khủng như vậy đối với những khán giả mới vào lò.

Trong một buổi nhạc rock người ta thường quen với những người vỗ tay như điên cuồng, hò la, đấm vào không khí, thậm chí hô vang "rock 'n' roll" mỗi khi bài hát kết thúc.

Nhưng trong thế giới nhạc thính phòng thì không như vậy. Bạn sẽ gặp những tín đồ âm nhạc cười nhạo "những ai vỗ tay vào mọi lúc".

Biên tập viên nhạc cổ điển Jonathan Lennie của tạp chí Time Out cũng từng phê phán những ai vỗ tay ngay lập tức khi vừa kết thúc buổi diễn.

Hiện tượng đó cũng trở thành đề tài cho bộ phim ngắn năm 2005 The Clap.

Một người hâm mộ nhạc cổ điển có quan sát đã nhớ lại những khoảng cách nhớ lại những khoảng cách mà ông từng sử dụng, nghiên cứu bản nhạc và các buổi diễn trước, để xác định chính xác quãng thời gian tính bằng một phần ngàn của giây ngay sau khi buổi diễn kết thúc để ông trở thành người vỗ tay đầu tiên, như một người cuồng nhiệt.

Những người ngoài đời giống như nhân vật chính đó có vẻ trở thành hiện tượng thường gặp và khó chịu.

Trong một bức thư ngỏ gửi cho "Người đàn ông vỗ tay ngồi đằng sau tôi trong buổi hòa nhạc", Lennie đã viết: "Nếu đã ngồi suốt buổi diễn dài và uyên thâm như vậy, tại sao ông lại bắt đầu ồn ào như thế ngay khi ông nghĩ rằng đã kết thúc?"

Anne-Sophie Mutter

Nhạc công muốn người nghe vỗ tay đúng lúc

Tác giả khẳng định rằng với một số bài nhạc buồn, quãng thời gian im lặng sau nốt nhạc cuối cùng là quan trọng để thưởng ngoạn.

"Nốt nhạc cuối cùng không phải là kết thúc của bài nhạc, mà sự im lặng mới là phần kết thúc. Trong bản giao hưởng số 9 của Beethoven, một dàn hợp xướng khổng lồ òa lên, quí vị không thể làm gì khác hơn là vỗ tay, nhưng trong các bản nhạc khác như Mahler số 9, có một đoạn hợp xướng kết thúc, chấm dứt sự sống. Bài nhạc kết thúc trong im lặng."

Đơn cử như bài nhạc lạnh lẽo Winterreise của Schubert. Bạn có lẽ không hét "bravo" giữa các bài nhạc, hay muốn làm gì thì làm vào cuối bài. Lennie có một số hướng dẫn mà bạn nên làm theo.

"[Hãy để cho] vài giây yên lặng để cho âm nhạc chết dần và một khoảnh khắc để nhận thấy Schubert đã thành công trong việc tạo ra cảm giác trống vắng trong tồn tại. Rồi sau đó hãy vỗ tay khen ngợi người biểu diễn."

Lennie nhấn mạnh rằng ông không phải ý muốn nhắc đến khán giả của chương trình Proms - những người rất hiểu biết - khi ông viết thư ngỏ.

Nhưng ông xác định một vấn đề trong thế giới rộng hơn, đang ảnh hưởng không tốt đến thế giới nhạc cổ điển.

"Mọi người có vẻ như toàn gửi text và vào trang mạng xã hội, hình như không ai muốn dành thời gian để thưởng thức. Đây không phải là nhạc pop. Không phải là chuyện bật quẹt giơ cao. Cũng không có sự tham gia bằng cơ thể của khán giả. Đây là sự tham gia trong thầm lặng. Một hai người vỗ tay có thể làm hỏng cảm giác của mọi người."

Ông cũng công nhận là có một số trường hợp bạn có thể vỗ tay bất kỳ khi nào bạn muốn.

"Vỗ tay giữa các trường đoạn rất phổ biến thời Beethoven - nếu không phải đang trong nghi lễ tôn giáo."

Khen ngợi lập tức

Vậy người biểu diễn sẽ cảm thấy thế nào nếu khán giả không vỗ tay, cả giữa các đoạn lẫn ở cuối bài?

Prom

Cấm kỵ nhất là điện thoại cầm tay

Georgia Browne là chuyên gia về lịch sử sáo, từng chơi trong Viện Âm nhạc cổ đại lẫn Ban nhạc Thời Khai Sáng, cho rằng có những bài nhạc nghiêm túc mà những tràng pháo tay không đúng lúc sẽ không thích hợp.

"[Nhưng] trong tư cách một người biểu diễn tôi thích khán giả thể hiện sự tán thưởng ngay lập tức. Rất vui sướng được nhận điều đó."

Và bà cho rằng toàn bộ điều cấm kỵ không vỗ tay giữa các đoạn nghỉ chỉ mới phát triển gần đây.

"Tôi là chuyên gia về âm nhạc thời thế kỷ 18 và 19. Hồi đó thói quen là người ta không chỉ vỗ tay mà còn nghỉ và làm những chuyện khác giữa các đoạn nghỉ trong buổi hòa nhạc."

"Trong những buổi giới thiệu Haydn hay Beethoven người ta có thể chia làm hai đoạn, và có ballet hoặc đơn ca. Thường thì người ta giải lao uống nước. Và người ta không hoàn toàn nghe tất cả trong im lặng."

Martin Cullingford, phó tổng biên tập tạp chí Gramophone, cũng nhận rằng mọi chuyện thay đổi.

"Tính đến đầu thế kỷ 20, việc vỗ tay giữa các đoạn nhạc là bình thường. Mozart đặc biệt thích điều đó. Mọi chuyện đã thay đổi - bây giờ thì đó là điều mà người ta không mong đợi. Khi có người làm chuyện đó thì luôn ngượng một chút."

Tất nhiên là có những lúc người ta có thể thoải mái cuồng nhiệt vào cuối đoạn nhạc."

"[Trong] đoạn concerto piano thứ hai của Rachmaninov, có những trường đoạn mà nếu không vỗ tay thì rất là bất thường," Cullingford nói.

"Lời khuyên tốt nhất là đừng vỗ tay trừ khi khán phòng vỗ tay cuồng nhiệt, khi đó thì có thể an toàn mà vỗ tay."

Ngoài chuyện vỗ tay, những người mới bắt đầu nghe nhạc cổ điển còn bận tâm đến chuyện ăn mặc như thế nào. Người ta có thắt nơ đen hay không?

"Điều cuối cùng bạn muốn làm là gia tăng quan điểm cho rằng có những luật lệ khắt khe khi đến dự một buổi hòa nhạc cổ điển," Cullingford nói.

Proms

Ăn mặc khi dự hòa nhạc cũng là điều đáng nói

"Ở Covent Garden [the Royal Opera House in London] bạn có thể thấy khán giả mặc đồ khá trịnh trọng, nhưng hiếm gặp ai mặc lễ phục buổi tối. Ở Royal Festival Hall [khu South Bank của London] thì thoải mái hơn nữa - người ta mặc quần jean."

Trong những phòng hòa nhạc bên ngoài London, chuyện rất thường gặp là có một số người ăn mặc trịnh trọng, bà Browne nói.

Nhưng ngoài tất cả những điều trái ngược về vỗ tay và băn khoăn cho những người mới bắt đầu nghe nhạc rằng nên mặc như thế nào, còn có một qui tắc không tranh cãi - điện thoại cầm tay.

Nếu bản nhạc Winterreise của Schubert có thể bị làm hỏng vì vỗ tay sai chỗ, thì chuyện gì sẽ xảy ra nếu điện thoại của bạn chơi bản the Crazy Frog đúng lúc im lặng.

"Chuyện đó xảy ra nhiều lần lắm. Là điều xâm hại trực tiếp," bà Browne nói.

Và còn một điều nữa là có người vẫn đi nghe nhạc bất kể bị ho khan không kiểm soát, hay có người có tính nói nhiều không thể ngừng được lấy một vài giờ.

"Quí vị cần phải có một môi trường im lặng. Ho trong đoạn im lặng thật là phiền nhiễu. Và nói chuyện trong lúc nghe nhạc, thực là không thể được."

Nói ngắn gọn, đi nghe hòa nhạc cũng khá giống với đi xem phim. Một trải nghiệm bình thường thôi, nhưng có thêm một số thủ tục cơ bản. Và những người mới hãy luôn nhớ rằng các tín đồ âm nhạc luôn chào đón họ.

Miễn là điện thoại di động phải tắt.


    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét

    Website counter