Lễ hội, trò chơi dân gian Việt Nam ngày Tết

Đô vật trong tranh Đông Hồ
Đánh chắn, tổ tôm, đô vật, đánh đu là những trò chơi truyền thống ngày Tết của người Việt. Nhưng tại Việt Nam, các lễ hội làng ngày càng được quảng bá rộng rãi thường bị quá tải. Đồng hóa các lễ hội đang làm biến dạng và đánh mất nét đặc thù văn hóa của các thú chơi Xuân của người Việt.

Tết nguyên đán cũng là thời điểm từng được nhà thơ Nguyễn Bính xưa kia miêu tả:

"Thong thả nhân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng
Ngào ngạt hương bay bướm vẽ vòng"


Hai chữ « ăn Tết » như thể được gắn liền với nhau trong ngôn ngữ của người Việt. Nhưng chúng ta còn nhớ câu hát thân quen : « Tháng giêng là tháng ăn chơi ... » và mọi công việc đồng áng thì hãy để thư thư đến tháng hai, tháng ba cũng chưa muộn.

Một số trò chơi dân gian ngày Tết đã đi vào thi ca như bài "Cây Tam Cúc" của Hoàng Cầm hay "Đánh đu" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Sinh thời, cụ Nguyễn Công Trứ cũng đã có bài thơ nổi tiếng để khất nợ vì thua tổ tôm. Nhưng các trò chơi ngày xuân trong văn hóa Việt Nam không chỉ giới hạn ở đó. 

Vậy thì trong cả tháng giêng dài, cũng như trong ba ngày Tết người Việt Nam chúng ta giải trí với những trò chơi gì? RFI việt Ngữ đặt câu hỏi này với Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, Phó giám đốc thư viện Hán Nôm, Hà Nội.

Trước hết Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nhắc đến nhiều hình thức giải trí khác nhau trong dân gian vào dịp Tết nguyên đán : từ các trò chơi ở trong nhà như tổ tôm, tam cúc ... đến các trò chơi mang tính thể thao hay gợi lại những trang sử chống xâm lăng của người Việt. Bên cạnh đó còn phải kể đến các lễ hội làng, như hội Lim, hội chùa Hương, hội Và ...

Nhưng trong mắt của nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Diện, với năm tháng, nhiều lễ hội truyền thống của Việt Nam đã bị "kịch bản hóa" và nét đa dạng văn hóa, nghệ thuật của các lễ hội làng đang bị mai một.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, Phó giám đốc thư viện Hán Nôm, Viện Hán Nôm-Hà Nội:



Nguồn: RFI

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Website counter