Các dòng rượu đặc trưng trên thế giới


Rượu có rất nhiều loại mùi vị, tính chất khác nhau. Tuy nhiên tất cả các thứ rượu đều có một thành phần chung, đó là cồn (alcohol). Theo công nghệ sản xuất, rượu được phân loại như sau:

- Rượu lên men thuần túy : Rượu được lên men từ các nguyên liệu có chứa đường và tinh bột và đều có nồng độ thấp.

VD : Rượu vang, rượu táo cider, saké, cơm rượu,...

- Rượu cất : cũng dùng những nguyên liệu chứa đường và tinh bột, nhưng sau khi lên men đem cất lại. Rượu cất là thứ rượu nặng như : Brandy, Whisky, Rhum, và Vodka...đều thuộc loại này.

- Rượu pha chế : Còn gọi là “Rượu tái chế” Đó là thứ rượu lên men hoặc rượu cất có pha thêm đường, hương liệu, dược liệu....mà thành.Trong nhóm này có các thứ rượu bổ, rượu sâm, Liqueur, cocktail.

NHỮNG DÒNG SẢN PHẨM CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY

I. DÒNG RƯỢU MẠNH CHƯNG CẤT

1. BRANDY

Chỉ chung các loại rượu mạnh chưng cất từ rượu Vang (Nho) hay từ trái cây đã lên men. Thường thì Brandy phải qua hai lần chưng cất để đạt tỷ lệ cồn 70 – 80 phần trăm rồi mới ủ cho rượu dịu bớt trong các thùng gỗ sồi nhờ quá trình oxy hóa, sau đó pha thêm nước cất để đạt được độ cồn khoảng 40%. Cũng có khi Brandy được pha thêm caramen (đường ngào) để có màu đẹp. Brandy có hai dòng chính là Cognac và Armagnac.

Cognac : được sản xuất ở quận Charente, tỉnh Bordeaux (được chưng cất 2 lần bằng nồi), Cognac được chưng cất từ nho, chất lượng của nó không chỉ phụ thuộc vào tiến trình chưng cất mà còn là sự tổng hợp của thổ nhưỡng, khí hậu và các điều kiện khác để cho ra trái nho. Nho sau khi hái, ép lấp lấy nước cốt để len men rồi mới đưa vào nồi cất. Rượu mới cất không có màu, chứa khoảng 70% cồn và còn mùi vị trái cây, thậm chí cả mùi đồng (của nồi cất). Rượu được đổ vào thùng gỗ sồi sẽ dần đổi thành màu hổ phách và có hương vị nho dịu dàng. Bước tiếp theo là pha chế các loại Cognac sao cho rượu có vị ngon nhất trước khi vô chai, dán nhãn.

Armagnac : được làm ở vùng Gascony, phía nam Bordeaux, và chúng cũng được ủ trong thùng gỗ sồi địa phương, sau đó pha trộn cho các chất trong rượu quyện vào nhau rồi vào chai nhưng mùi nặng hơn (do khí hậu, đất, thùng ủ,...)

VD : Rượu Chabot.

Ngoài ra còn có Fruit Brandy ( có nguyên liệu từ nước trái cây) : là loại rượu được chưng cất từ sự lên men của một loại trái cây và tên rượu thường được đặt theo tên trái cây.

VD : Apple Brandy...

Các nhãn hiệu nổi tiếng của dòng rượu Brandy: Hennessy, Remy Martin, Martel, Otard, Courvoisier, Camus, Hines,...

Các ký hiệu trên các loại rượu dòng Brandy như VSOP, XO… là chỉ tuổi của rượu. Xếp theo trình tự, càng về sau tuổi càng già hơn. Khi tuổi già hơn thì khi uống rượu ngon, êm và tinh khiết hơn (ngược lại với con người nhỉ … hihi) tất nhiên giá cả thì cũng sẽ đắt hơn. Tuy nhiên, tuổi rượu cũng không phải là yếu tố độc nhất quyết định chất lượng. Thửa ruộng trồng nho, giống nho và thời tiết của năm làm rượu còn quan trọng hơn đấy bạn (cái này cũng là 1 tiêu chí đánh giá rượu ngon hay 0 đó).

+ Hennessy: VS / VSOP/ XO/ PARADIS / RICHARD
+ Remy Martin: VSOP/ CLUB/ EXTRA/ XO/ TREK/ LOUIS 13
+ Martell: VSOP/ XO/ CORDON BLEU/ NAPOLEON / NOBLIGE
+ Các loại rượu khác: Courvoisier, Camus. Otard, Pruynier

Trong đó:

  • XO là viết tắt của Extra Old có nghĩa rượu để rất lâu và dĩ nhiên, bán rất đắt.
  • VSOP là chữ viết tắt của Very Special Old Product (Sản phẩm đặc biệt, đã ủ rất lâu), cũng có thể hiểu là chữ viết tắt của Very Special Old Pale (Sản phẩm đặc biệt rất "nhợt nhạt" - do rượu để lâu trong hầm, thiếu ánh sáng nên được coi là "nhợt nhạt").
  • VO (very old - sản phẩm rượu đã để lâu). Riêng về Rémy Martin thì có dòng Louis 13 có thể coi là loại rượu xa hoa và quý phái nhất thế giới, với tuổi thọ lên đến vài trăm năm giá có thể > 3000 USD 1 chai
- V.S (very special) hoặc Ba Sao (***) : => được pha trộn từ 40 hầm rượu, hầm nhỏ tuổi nhất là 2- 3 năm.
- V.O (very old) và V.S.O.P (very superior old pale) hoặc Réserve: phối hợp rượu 4 tuổi rưỡi với rượu 12 - 20 tuổi.
- X.O (extra old), Extra, Napoléon, Vielle Réserve, Hors d'Âge: phối hợp rượu 6 tuổi rưỡi với rượu 20 - 40 tuổi.

Chú ý :
Rượu Cognac là rượu ghép, tức rượu có niên hạn khác nhau được pha trộn. Đặc biệt dòng rượu Cognac Tinh Phẩm (Luxury Cognac): là loại Cognac hoà trộn từ các loại Brandy rất lâu năm chất lượng cao. Các loại Cognac này đều có tên nổi tiếng như V.V.S.O.P (Cognac màu nhạt cấp cực cao, lâu năm); VIELLE RÉSERVE (Rượu lâu năm đặc biệt); GRAND RÉSERVER (rượu Cognac cao cấp lâu năm): NAPOLEON, XO (Cognac đặc biệt lâu năm) EXTRA (Cognac đặc biệt lâu năm), CORDON BLEU (nữ đầu bếp tài ba); CORDON ANGENT (cái đai mịn màu bạc); PARADIS (thiên đường) và ANTIQUE (Cổ xưa). …..


2. WHISKY

Thức uống có độ cồn cao, chưng cất từ ngũ cốc, có nguồn gốc từ các dòng tu sĩ ở Ireland, sản xuất để phục vụ cho các buổi lễ và bán ra ngoài, sau đó được truyền bá sang Scotch và một số nước khác.

Whisky là sản phẩm chưng cất từ những hạt lúa đại mạch, lúa mạch đen bắp và các loại ngũ cốc có hạt nhỏ khác. Trước năm 1820, tất cả các loại whisky đều được làm ra từ mạch nha của lúa đại mạch (nên còn có tên là Whisky đại mạch). Việc chưng cất loại whisky từ lúa đại mạch pha trộn với bắp xuất hiện vào năm 1830, sau khi bằng sáng chế được cung cấp. Từ đó người ta mới phát hiện ra rằng Whisky pha trộn có mùi êm dịu hơn. Nhưng whisky tuyệt đối không sử dụng nguyên liệu khoai tây, trái cây hay bất cứ loại thực phẩm nào khác, ngoài những thứ đã kể trên ( có 4 nhà sản xuất trên thế giới nổi tiếng nhất hiện nay)

A. SCOTCH WHISKY:

Malt whisky : đi từ hạt lúa mạch được sơ chế thành hạt mạch nha.

Blend whisky :được pha từ nhiều loại ngũ cốc ( đa dạng sản phẩm)

Những sản phẩm trên chủ yếu được chưng cất bằng nồi 2 lần.

B. CANADIAN WHISKY:

Thời gian ủ ít nhất là 3 năm và được chưng cất bằng cột với các thành phần chính : rye, barley, wheat, corn.

C. AMERICAN WHISKY :

Sản phẩm cũng khá đa dạng trong sự phối hợp các nguyên liệu chính từ ngũ cốc với những nồng độ khác nhau và đặc biệt chưng cất bằng cột.

VD :American Bourbon whisky với 51% corn + 49% ngũ cốc khác

Rye whisky với 51% rye + 49% ngũ cốc khác....

“Rượu Whisky làm cho cả thế giới uống, sang trọng, thanh cao, thơm ngon với gam màu xôn xao” . Đó là nhận xét của mấy nhà văn Châu Âu.

D. IRISH WHISKY:

Thời gian ủ ít nhất 5 năm , và cũng từ những nguyên liệu chủ yếu từ ngũ cốc và lúa mạch nhưng đặc biệt là không có mùi khói, chưng cất 3 lần bằng nồi.

Những ký hiệu XO, VSOP….. chỉ sử dụng đối với các loại rượu mạnh thuộc dòng Brandy, đặc biệt là Cognac, chứ không sử dụng trong rượu mạnh thuộc dòng Whisky. Rượu Whisky tự xác định độ ủ lâu của mình bằng thương hiệu, thí dụ rượu Johnnie Walker (Ông già chống gậy) nhãn đen luôn ngon và đắt hơn cùng loại rượu nhãn đỏ, nhưng thua xa Johnnie Walker nhãn xanh, v.v...
  • Red Label - trên nhãn có chữ 5 years. Tức loại rượu có tuổi (ủ) là 5 năm
  • Black Label - 12 năm tuổi. Green Label - 15 năm tuổi. Gold Label - 18 tuổi.
  • Blue Label - Loại thượng hạng, ông cụ của họ hàng nhà Johnnie. Trên nhãn chai không đề bao nhiêu tuổi nhưng người ta thường tin rằng chúng được ủ từ 50 đến 60 năm.

- Phân loại theo loại ngũ cốc: Whisky được bán trên thị trường dưới nhiều tên khác nhau, trong đó một phần là tên loại ngũ cốc được dùng để sản xuất:
  • Malt : là loại Whisky được làm từ mạch nha.
  • Grain : là tên loại Whisky được sản xuất từ lúa mạch mà thông thường là sử dụng thiết bị chưng cất cột.
  • Rye : là tên gọi loại Whisky chủ yếu được sản xuất từ lúa mạch đen, ít nhất là 51%.
  • Bourbon : là tên gọi loại Whisky chủ yếu được sản xuất từ bắp (ít nhất là 51%) và được chưng cất với tối đa là 81 phần trăm thể tích rượu, đổ vào thùng chứa với tối đa là 63 phần trăm thể tích rượu.
- Phân loại theo quy trình sản xuất: Mặt khác tên gọi một phần cũng thể hiện rõ quy trình sản xuất của từng loại Whisky:
  • Single: là loại Whisky có nguồn gốc chỉ từ một lò nấu rượu riêng lẻ (thường dùng cho Whisky của Scotland: Single-Malt-Whisky).
  • Straight: cũng là loại Whisky có nguồn gốc chỉ từ một lò nấu rượu riêng lẻ (thường dùng cho Whisky của Mỹ)
  • Blend: là một loại Whisky đã được pha trộn. Trong lúc sản xuất (blending) nhiều loại Whisky khác nhau từ nhiều lò nấu rượu khác nhau được pha vào với nhau. Trong một số sản phẩm có đến 70 loại Whisky khác nhau.
  • Pot Still: là loại Whisky được sản xuất chỉ dùng loại bình nấu cổ điển (thường dùng cho một số loại Whisky của Ireland).
  • Pure Pot Still: là loại Whisky được sản xuất chỉ dùng mạch nha trong các bình nấu rượu cổ điển (thường dùng cho một số loại Whisky riêng lẻ của Ireland).
- Phân loại khác :
  • Cask strength (độ mạnh thùng): Sau khi được trữ trong thùng người ta không cho thêm nước vào Whisky nữa để đạt đến một nồng độ rượu nhất định. Nồng độ rượu của những loại Whisky này khác nhau vì thay đổi tùy theo thời gian trữ, điều kiện môi trường, chất lượng của thùng chứa và nồng độ rượu của phần cất nguyên thủy.
  • Vintage (năm sản xuất): Loại Whisky được sử dụng có nguồn gốc từ năm được ghi chú.
  • Single cask (thùng riêng lẻ): Loại Whisky này có nguồn gốc từ một thùng rượu riêng lẻ (thường dùng cho Whisky của Scotland).
  • Single barel (thùng riêng lẻ): Loại Whisky này có nguồn gốc từ một thùng rượu riêng lẻ (thường dùng cho Whisky của Mỹ).

3. RHUM

Rhum có một lịch sử rất rực rỡ, bắt nguồn từ Châu Á, theo chân con người trong cuộc hành trình về Phương Tây. Cây mía được Columbus mang đến Châu Mỹ, Cuba, và Rhum xuất hiện đầu tiên tại vùng này. Rhum ngày nay hiện diện ở những nơi có trồng mía, như vậy rượu được chưng cất từ nước cốt mía hay sản phẩm của cây mía (xirô mía, mật mía). Nó được chưng cất đến khoảng dưới 95 độ cồn và thường được đóng chai ở độ thấp hơn nhiều. Rhum còn giữ lại phần lớn mùi vị tự nhiên của sản phẩm gốc (mía).

Có 3 loại chính :
  • Rhum trắng, nhẹ mùi, chưng cất bằng cột
  • Rhum vàng, mùi trung bình, chưng cất bằng nồi, ủ tring thùng gỗ sồi hơn 1 năm
  • Rhum nâu, đậm mùi, chưng cất bằng nồi.
Rhum chủ yếu dùng pha chế Cocktail nhưng cũng có thể uống séc hay pha với nước cốt trái cây.

4. VODKA

Vodka là loại mạnh không màu làm từ bất cứ chất liệu nào. Lúa mới chưng cất Vodka đạt đến 95 độ cồn, sau giảm dần còn 40 – 50 độ. Vodka không nhất thiết phải qua khâu ủ, nhưng cần xử lý nhằm loại bỏ hương vị và màu sắc để trở thành trong suốt, không mùi( chủ yếu sử dụng than hoạt tính để khử chất độc). Đây là loại rượu dễ bay hơi có thể pha chế với nhiều loại trái cây và các hỗn hợp đồ uống khác.

Có hai loại Vodka:
  • Clear Vodka : sản xuất theo kiểu thông thường không màu
  • Flavour Vodka Lemon vodka, orange vodka) : sử dụng hương vị, nguyên liệu làm thơm rượu vodka.

5.GIN

Gin nổi tiếng là được sản xuất ở Hà Lan, đợc giáo sư chế tạo ra 1 loại thuốc chữa bệnh thận tên GENEVER làm từ trái Jupiper berry, sau được phổ biến và được người Ang – le gọi là rượu Gin.

Gin được chưng cất từ các loại hạt (bắp, lúa mạch, lúa mì, lúa mạch đen) trộn với hương liệu thảo mộc như hạnh nhân, quế, hạt côca, gừng, vỏ chanh, cam, ...Về mặt kỹ thuật ,Gin có thể được coi là các loại rượu mùi nếu được cho thêm đường. Độ Cồn trong rượu Gin thường là 34 – 47%.

II. DÒNG RƯỢU LÊN MEN THUẦN TÚY:

VANG

Phân loại vang theo giống nho có vang trắng, vang đỏ, theo phương pháp lên men và ủ có vang thường, vang sủi bọt Champagne, theo cách chế thêm các phụ gia có các loại rượu mùi (pha thêm đường, tanin...), vang khan (ít ngọt) từ quy trình lên men toàn bộ đường có trong dịch quả nho. Rượu vang có nồng độ cồn khoảng 28 – 30 độ.

Từ vang người ta cất và sau đó ủ trong thùng gỗ sồi nhiều năm thành rượu, chế thành những mác rượu vang quả độc đáo khác : táo cho rượu calvados, đường mía cho rượu Rhum, nước cốt dừa cho rượu Rhum Hamaica mang hương vị quần đảo Caribê, ...

Trên thế giới hiện nay có khá nhiều nhãn hiệu rượu vang nổi tiếng với những đặc điểm tạo sự riêng biệt cho các loại rượu trên :

- Vang Pháp : Vang Bordeaux có đặc trưng của màu đỏ và vang trắng với nhãn hiệu Sauternes hay Barsac, được lọc ra từ những giống nho trồng ở phía Đông nam nước Pháp.

- Vang Ý : thường là vang đỏ

- Vang Đức: thường là vang trắng, nhẹ, mát và thơm hương trái cây.

- Vang Mỹ : có giống nho riêng là Zinfandel, và có hai Bang trồng nho chính là Californa và New York.

- Vang Úc : Ngành trồng nho và kỹ nghệ rượu vang phát triển đáng kể, đặc biệt là kỹ thuật canh tác, cách làm rượu hiện đại và xuất khẩu. Là nước sản xuất thứ 11 trên thế giới ( 600 triệu lít/năm).

Với những ưu điểm riêng mà người tiêu dùng dễ dàng nhận biết ra sản phẩm này là :
  • Nhãn rượu dễ đọc bao gồm 5 yếu tố : hãng sản xuất, vùng trồng nho, tên riêng của loại rượu, niên vụ nho, nồng độ cồn và dung tích.
  • Chất lượng rượu qua các niên vụ không quá khác biệt
  • Mùi vị rượu thơm : đậm mùi nho, và trái cây, đặc biệt là vang trắng
  • Giá cả khá cạnh tranh
  • Niên vụ sớm hơn các nước Bắc Bán Cầu 6 tháng.
Ngoài ra còn có các loại rượu mang nồng độ thấp như: loại rượu lên men từ trái cây (passion cooler, orange cooler – sản phẩm của Công ty Rượu Bình Tây), và các loại rượu Vang cũng có thể phối hợp với việc chế biến các loại thức ăn, để món ăn thêm đậm đa

III. DÒNG RƯỢU PHA CHẾ:

COCKTAIL

Cocktail là thức uống rất phổ biến trên thế giới, có tính bổ dưỡng và không gây say xỉn hỗn hợp được kết hợp từ hai loại rượu trở lên, hoặc được pha trộn với soft drinks ( thức uống không ga, hoặc nước uống trái cây),... theo một công thức có tính quy định tương đối, và vì đây được xem là thức uống khá dinh dưỡng và mang đầy tính nghệ thuật cho nên cách pha chế cocktail cũng đòi hỏi đầy chất cảm tính, chứ không phải mang công thức cứng nhắc.

Mỗi một bar rượu, trong danh mục đồ uống nhiều lắm cũng chỉ có từ 15 đến 20 loại cocktail. Tuy nhiên hiện nay đã có đến khoảng 8.000 loại, gồm có : Cocktail cổ điển, cocktail của từng nước như cocktail Singapore, Trung Quốc, Việt Nam,...

QUY TRÌNH CHUNG SẢN XUẤT RƯỢU:

a. Phương pháp chưng cất :

- Dung dịch đường đã lên men được đun nóng để tách rượu nhờ hiện tượng rượu bay hơi ở nhiệt độ thấp hơn nước

- Có hai phương pháp chưng cất:
  • Dùng nồi chưng cất
  • Dùng cột chưng cất liên tục
- Sự khác biệt giữa rượu chưng cất bằng nồi và cột là :

Chưng cất bằng nồi : rượu còn mùi vị của các chất đi kèm tạo hương thơm nhưng hơi gắt, cần ủ để dịu hơn. Thời gian ủ tối thiểu thường hai năm trong những thùng gỗ sồi. Các thùng này khá đắt và phải làm bằng thủ công có hơ lửa mặt trong. Rượu sẽ ngấm mùi và màu của gỗ sồi đã hơ lửa tạo vị thơm ngon.

Chưng cất bằng cột : rượu rất tinh khiết có thể vô chai ngay không cần ủ nhưng thiếu mùi vị đặc trưng. Phương pháp này rất kinh tế và được dùng sản xuất ở quy mô lớn.

(1 gam cồn khi đốt sinh ra 7 calori)

b. Phương pháp ủ rượu :

- Thường ủ trong thùng gỗ sồi, rượu hấp thụ mùi vị gỗ và tiếp xúc với không khí làm cải thiện tính chất, trở nên dịu, đằm và dễ uống

- Áp dụng : Rượu vang, Scotch whisky, cognac...

c. Phương pháp pha trộn :

- Trộn hai hay nhiều rượu cùng chủng loại để tạo mùi vị dễ chịu và làm giảm giá thành

Sưu tầm

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Website counter