Meine Lippen, sie küssen so heiss


The story tells of the Army officer Octavio and his consuming love for Giuditta, a passionate spitfire, who leaves him because he refuses to desert the colours for her; their chance meeting several years afterwards comes too late, though they realise how much they have lost.



Meine Lippen sie küssen so heiss
from the Opera Giuditta by Frans Lehar
Anna Netrebko


Ich weiss es selber nicht,
warum man gleich von Liebe spricht,
wenn man in meiner Nähe ist,
in meine Augen schaut und meine Hände küßt.
Ich weiss es selber nicht,
warum man von dem Zauber spricht.
Denn keine widersteht,
wenn sie mich sieht, wenn sie an mir vorüber geht.
Doch wenn das rote Licht erglüht,
zur mitternächt’gen Stund’
und alle lauschen meinem Lied,
dann wird mir klar der Grund.

Meine Lippen, sie küssen so heiß,
meine Glieder sind schmiegsam und weiss.
In den Sternen, da steht es geschrieben,
du sollst küssen, du sollst lieben.
Meine Füsse, sie schweben dahin,
meine Augen, sie locken und glühn.
Und ich tanz' wie im Rausch, denn ich weiss,
Meine Lippen, sie küssen so heiss.

Doch wenn das rote Licht erglüht,
zur mitternächt’gen Stund’
Und alle lauschen meinem Lied,
dann wird mir klar der Grund.

In meinen Adern drin,
da läuft das Blut der Tänzerin,
denn meine schöne Mutter war
des Tanzes Königin
im gold'nen Alcazar.
Sie war so wunderschön,
ich hab' sie oft im Traum geseh'n.
Schlug sie das Tambourin
so wild im Tanz,da sah man alle Augen glüh'n.
Sie ist in mir aufs Neu' erwacht,
ich hab' das gleiche Los.
Ich tanz' wie sie um Mitternacht
und fühl' das Eine bloss:
Meine Lippen, sie küssen so heiß,
meine Glieder sind schmiegsam und weiss.
In den Sternen, da steht es geschrieben,
du sollst küssen, du sollst lieben.
Meine Füsse, sie schweben dahin,
meine Augen, sie locken und glühn.
Und ich tanz' wie im Rausch, denn ich weiss,
Meine Lippen, sie küssen so heiss.

English version of the song:My lips they kiss so hotWhy ever should it be
That men at once make love to me?
When they are near me,
There they stand.
Their eyes look deep in mine.
They always kiss my hand.
Why ever should it be
They speak of magic charms in me
That no man can resist?
For every time they look at me these charms
persist.

But when the soft lights glint and glance
As midnight hours go by
They hear me sing, they see me dance
It's then that I know why

On my lips every kiss is like wine
In my arms love is more than divine,
Its engraved in the stars high above me
Men must kiss me, men must love me.

When my feet haunting rhythms inspire,
In my eyes gleam the flames of desire,
When I dance, then I know Fate's design.
On my lips every kiss is like wine.

I have a dancer's blood
That rules me like a throbbing flood.
My mother was the dancing star
Without a rival at the Golden Alcazar!
How great she must have been!
In dreams I have so often seen
The raptures when she danced;
She held each heart enthralled and every eye
entranced.

Her spirit wakes in me again,
My fortune wills it so.
At night I dance as she did then,
And this is all I know.

On my lips every kiss is like wine
In my arms love is more than divine,
Its engraved in the stars high above me
Men must kiss me, men must love me.

When my feet haunting rhythms inspire,
In my eyes gleam the flames of desire,
When I dance, then I know Fate's design.
On my lips every kiss is like wine.

Read more ...

Những "bài thơ" của Chopin

(TuanVietNam) - Thời hoa niên và tình yêu âm nhạc trong tôi đã được nuôi dưỡng từ trái tim nhạy cảm và rất đỗi dịu dàng của người nhạc sĩ thiên tài Chopin.

Mỗi câu nhạc của Chopin với tôi đều quen thuộc. Giờ đây những bản nhạc của Chopin vẫn giúp tôi sống lại những hồi ức ngày xưa, những kỷ niệm đã quên lãng từ lâu: những lá thư, những câu nói, những ánh nhìn, cánh đồng, dòng sông, những buổi chiều, hàng cây rực nắng, trò chơi tuổi nhỏ, mùi hương thảo mộc…

Ở tận cùng nỗi nhớ của tôi, là Chopin.
Nhà thơ của cây dương cầm

“Âm nhạc của Chopin không kể chuyện hay vẽ một bức tranh. Nó biểu cảm và đầy tính bản thể, nhưng vẫn là nghệ thuật thuần khiết. Âm nhạc của Chopin là ngôn ngữ chung của nhân loại. Khi chơi Chopin, tôi biết rằng tôi đang giao cảm với trái tim con người”,
Rubinstein - danh cầm người Mỹ gốc Ba Lan, một nghệ sĩ thể hiện nhạc phẩm của Chopin rất thành công, đã nói như vậy.

Âm nhạc của Chopin, từ preludes (dạo khúc), những bản nortunes (dạ khúc), mazurkas (vũ khúc dân gian Ba Lan), những impromptus (khúc ứng tác)… đều có nội dung sâu sắc và đẹp đẽ.
Tất cả những ý nghĩ xưa kia ẩn giấu, những tình cảm xưa kia đắn đo, mọi nghi ngờ trong nỗ lực chế ngự và những khát vọng ta cố gắng xoá mờ… bây giờ hiển hiện rõ ràng và bừng sáng giữa khoảng không mênh mông của âm nhạc, chẳng khác nào có một tri kỷ đã đọc thấy ta như đọc một cuốn sách, từ tờ bìa đến từng trang cũ.

Piano Concerto No. 1 in E minor

Âm nhạc của Chopin, âm nhạc của tình cảm và nội tâm, mà ở thế giới đó, mỗi nghệ sĩ khi chơi nhạc đều có thể tự do thể hiện theo thâu nhận riêng của mình.

Bản thân chất liệu âm nhạc ấy không hề có giới hạn về cảm xúc hay tiết điệu. Một thứ âm nhạc không kém phần chặt chẽ, quy tắc, nhưng vẫn phóng khoáng và tinh tế vô cùng.“Hãy chọn một đêm hè, trăng khuyết, ngồi dưới một khóm tử đinh hương, hít thở không khí tịch mịch và ngát thơm, trong ánh trăng non thượng tuần… sau đó hãy chơi, hay lắng nghe bản dạ khúc cung Đô thứ thăng trưởng bất hủ của Chopin…”, một cuốn sách dạy đàn tôi tình cờ đọc được trong một tiệm sách đã viết như vậy.

***

Tôi không thể nào diễn đạt được vẻ đẹp thanh nhã của âm nhạc Chopin: thuần khiết, u hoài, cuồng nhiệt và đắm say? Trầm tĩnh, êm ái, thanh tao và buồn vĩnh cửu…?

Nỗi buồn, những ưu tư gây đến nhiều phiền muộn trong đời sống, nhưng nỗi buồn đau được thể hiện bằng âm nhạc lại mang đến những khoái cảm hết sức mãnh liệt.

Người nghệ sĩ thiên tài ấy lúc nào cũng tạo được một không gian, một trạng thái, một thế giới cảm xúc, và rất nhiều chất thơ.
“Chopin khác với Christopher Columb ở chỗ đã phát hiện ra không phải một thế giới, mà nhiều thế giới”, Franz Liszt, nhà soạn nhạc nổi tiếng đương thời với Chopin đã bình luận như vậy.Chopin và âm nhạc, Chopin và tâm hồn con người


Âm nhạc của Chopin đi vào lòng người ở những không gian nhỏ (chứ không phải trong khán phòng rộng lớn, với dàn nhạc vĩ đại như Beethoven hay Mozart).
Một phòng nhỏ, một cây dương cầm, những người bạn quây quần, không có ánh đèn sâu khấu. Chỉ có những âm thanh mang một sức mạnh mãnh liệt và tinh tế, nỗi u uẩn và sự gần gũi, những điều mỏng manh và nhẹ nhàng như một làn gió…

Người nhạc sĩ của tôi chuyên về đoản khúc hơn những bản nhạc lớn cho piano và dàn nhạc. Cả đời sáng tác, Chopin chỉ có ba concerto, hai trong số đó là viết cho hai người yêu cũ lúc Chopin còn rất trẻ, còn với người tình cuối (là tiểu thuyết gia nổi tiếng) George Sand, Chopin không có bản nhạc lớn nào tặng nàng.
Có lẽ trong tình yêu không có chỗ cho sự so sánh về cái hoành tráng lớn lao và những điều nhỏ bé, mà chỉ có chân thành hay không chân thành mà thôi.

Nhạc phẩm của Chopin được viết riêng cho piano. Tôi đặc biệt thích âm thanh cơ bản và thuần khiết ấy.
Piano là nhạc cụ giàu tần số cảm xúc, mặc dù không giàu màu sắc và gây ấn tượng ngay từ đầu, mà ngấm dần qua thời gian. Có lẽ vì âm thanh của nó cơ bản và thuần khiết quá, đến nỗi đôi khi khó mà nhận ra điều đó. (Người ta nói rằng chỉ nên lắng nghe piano với sự bình an, thanh thản và đơn giản nơi tâm hồn)

Chopin thường dùng bàn đạp (pedal) của piano để có được các cấp độ về sắc nhạc, tiếng vang và thử nghiệm nhiều về cách bấm phím mới. Ngay cả những bài tập luyện ngón (études) của Chopin cũng trở thành những nhạc phẩm mang chất lượng biểu diễn.

Chopin có 21 bản Nortunes. Tất cả đều đẹp đẽ trọn vẹn, nhịp độ vừa phải, đa số nhuốm vẻ u hoài, suy tư lặng lẽ, giai điệu tưởng như uỷ mị mà chứa đựng sức sống mãnh liệt.

Còn 52 bản mazurka của Chopin lại chứa đựng nỗi buồn xa xứ mênh mông, những tia nắng hy vọng về một đất nước Ba Lan tự do và rạng rỡ,… thứ tình cảm chẳng thể diễn đạt thành lời, mà biểu hiện giản dị trong âm thanh tinh tế của cây dương cầm.

***


Chẳng thể chơi Chopin quá dịu dàng. Vì người nhạc sĩ của tôi đã mạnh mẽ xiết bao! Và cũng không thể chơi Chopin thô kệch quá. Vì Chopin cũng chính là con người kiểu cách và lịch thiệp nhất!

Xin được nói thêm, âm nhạc trong bộ phim nổi tiếng
“The pianist” (bộ phim đoạt giải Cành cọ vàng của đạo diễn Roman Polanski) hầu hết cũng là của Chopin (ngoại trừ bản sonata Moonlight của Beethoven)…

Ám ảnh nhất là cảnh viên sỹ quan Đức đứng lặng khi bản 13 Nocturne in Cis-moll, Op. posth của Chopin cất lên. Góc quay tuyệt đẹp với ánh sáng hắt ngược siêu thoát, đối lập với sự rách rưới đói khát của người nghệ sĩ đang lướt những ngón tay tím bầm trên phím đàn.
Ở bên ngoài, những viên sỹ quan Đức khác cũng đang đứng nghe dưới tuyết lạnh… Âm nhạc của Chopin đã mạnh mẽ hơn cả cái đói rét cồn cào cả một tháng, xoá mờ cả ranh giới về chính trị. Những con người của 2 giới tuyến đã cùng lặng nghe và chìm đắm trong thế giới của Chopin…

Chopin, với tôi, là minh chứng cho thấy nhạc cổ điển không hề “khó nuốt”. Đơn giản nhất, đó chính là một cách diễn đạt về tình cảm con người dành cho nhau, một cách diễn đạt vượt không gian, thời gian, ngôn ngữ, văn hoá, tôn giáo, lịch sử…

Ở trong đó, chúng ta được thấy người chúng ta yêu thương, bản ngã của họ, hình bóng của họ, và những điều mà không một lời nói nào có thể biểu đạt…

Đinh Phương Linh

Read more ...

Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm (Kim Woo Choong)

Thời gian:


Có rất nhiều thứ có giá trị trong cuộc đời này. Tài sản, công việc v.v... Nhưng cái quý giá nhất là thời gian. Như một mũi tên bắn ra từ một cây cung, nó sẽ không bao giờ trở lại. Thời gian mang lại những sự thay đổi cho mọi thứ - Đó là cái mà bạn không thể nắm được và không thể lấy lại. Không có bậc thầy chinh phục nào vĩ đại hơn thời gian vì thời gian là người thắng cuộc sau cùng.


Bản chất của thanh niên là lại dễ quen giá trị của thời gian. Còn trẻ nghĩa là bạn có nhiều thời gian ở phía trước vì vậy có thể bạn nghĩ là chẳng có gì sai trái khi hoang phí chút ít thời gian. Tuy nhiên không phải là như vậy. Tôi so sánh thời gian với mũi tên để nhấn mạnh rằng nó sẽ không bao giờ trở lại nhưng tôi cũng dùng sự so sánh ấy đ nhấn mạnh là thời gian bay qua nhanh lắm và bay nhanh như những mũi tên.


Cuộc sống thật quý giá và không thể hoang phí. Bạn không thể lấy lại thời gian và bạn không sống hai lần. Đặc biệt là khi còn trẻ bạn không nên nghĩ rằng phí phạm dù một chút thời gian cũng đưc. Luôn làm một cái gì đó dầu có phí phạm thời gian, không làm gì cả là điều rất tệ. Đừng cho giây phút nào trôi qua vô ích cả vì mọi thứ đều được xây dựng trong sự tích lũy của những giây phút, không ai có thể cho bạn lại thời gian. Thời gian nhanh như một mũi tên và không bao giờ trở lại.


Hạnh phúc:


Hạnh phúc thực sự là gì? Thực tình tôi không dám nói là tôi biết chắc, nhưng tôi biết rằng hạnh phúc chẳng có nhiều quan hệ đến tài sản, quyền lực hay danh tiếng nhiều lắm và có thể nói tôi đã hạnh phúc nhất vào lúc mà chúng tôi nghèo nhất.


Sống vì mọi người là phải yêu thương mọi người. Là một thành viên trong xã hội bạn phải chiến thắng thói ích kỷ và khôi phục tình yêu với cộng đồng và xã hội. Hạnh phúc chỉ được tìm thấy trong tình yêu và hạnh phúc chỉ đến từ tình yêu.


Bất cứ ai trên thế gian này cũng đều có điểm giống nhau - chúng ta hết thảy đều muốn được hạnh phúc. Nhưng chúng ta không biết làm sao đề có được hạnh phúc, kể cả tôi cũng vậy. Nhưng dù sao tôi cũng biết được một phần hạnh phúc thực sự là thế nào. Hạnh phúc chỉ nở nụ cười với bạn khi bạn sống vì mọi người và yêu thương mọi người.

Read more ...

Nhân Văn Giai Phẩm phần VI : Trí thức và dân chủ tại Việt Nam trong thế kỷ XX (Bài 2)


Các cột mốc quan trọng của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm

Các cột mốc quan trọng của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm

"Khi đưa ra khẩu hiệu "thà chết 10 người oan còn hơn để sót một địch" thì khẩu hiệu này không những quá tả một cách vô lý mà phản lại cách mạng là đằng khác nữa (...) Khẩu hiệu của pháp lý thì khác hẳn : "Thà 10 địch sót còn hơn một người bị kết án oan" (Nguyễn Mạnh Tường).

Trương Tửu: Bệnh sùng bái cá nhân trong giới lãnh đạo văn nghệ

Trương Tửu bước vào diễn đàn với lập luận chặt chẽ và đanh thép của nhà phê bình, ông viết hai bài quan trọng trong chủ đề tự do tư tưởng:Bệnh sùng bái cá nhân trong giới lãnh đạo văn nghệ (Giai phẩm mùa thutập II, 30/9/56) và Văn nghệ và chính trị (Giai phẩm mùa thu tập III, 30/10/56) với phần hai là Tự do tư tưởng của văn nghệ sĩ và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích. (Giai phẩm mùa đông tập I, 28/11/56). Hai bài viết này xác định Trương Tửu như một trong những người lãnh đạo tư tưởng của phong trào NVGP.

Trong bài Bệnh sùng bái cá nhân trong giới lãnh đạo văn nghệ, ông trực tiếp đưa ngay vấn đề: "Tôi viết bài này, nối gót nhà văn lão thành dũng cảm Phan Khôi, góp ý kiến phê bình lãnh đạo văn nghệ, đặc biệt sự sùng bái cá nhân trong giới lãnh đạo văn nghệ".

Nhà phê bình Trương Tửu và hình bìa Giai phẩm mùa thu tập II (30/09/1956) có bài "Bệnh sùng bái cá nhân trong giới lãnh đạo văn nghệ".(Ảnh : DR)

Nhà phê bình Trương Tửu và hình bìa Giai phẩm mùa thu tập II (30/09/1956) có bài "Bệnh sùng bái cá nhân trong giới lãnh đạo văn nghệ".
(Ảnh : DR)

Trước tiên, ông xác định bệnh sùng bái cá nhân là bệnh của lãnh đạo văn nghệ:

"Sùng bái cá nhân là một bệnh phổ biến trong giới lãnh đạo văn nghệ (...) Tôi không nói đó là bệnh của văn nghệ sĩ; vì rằng, hôm qua cũng như hôm nay, người văn nghệ sĩ tự trọng không bao giờ thừa nhận sự sùng bái cá nhân. Nghệ thuật là sáng tạo, là tự do. Sùng bái cá nhân là phục tùng mù quáng, là nô lệ. Hai thứ đó như nước với lửa; có cái này thì không có cái kia được".

Rồi ông dẫn chứng những trường hợp cụ thể không chịu sùng bài cá nhâncủa Tô Ngọc Vân, Sĩ Ngọc đối với Trường Chinh:

"Ai cũng còn nhớ, năm 1948, cố hoạ sĩ Tô Ngọc Vân đã tranh luận khá gay gắt với ông Trường Chinh về vấn đề: quần chúng phê bình nghệ thuật. Ngòi bút tranh luận của Tô Ngọc Vân chứng tỏ một khối óc độc lập, một tâm hồn có cá tính không vì uy quyền của lãnh tụ này hay lãnh tụ khác mà thủ tiêu ý kiến riêng của mình".

Cùng năm 1948, trong một buổi nói chuyện khác ở Thanh Hóa "có đoạn ông Trường Chinh lớn tiếng mạt sát hoạ phái lập thể chủ nghĩa (của Picasso). Ông cho hoạ phái ấy, cũng như các phái nghệ thuật Đa đa, Dã thú v.v…, chỉ là những cái nấm độc mọc trên trạng thái thối tha của chế độ tư bản chủ nghĩa ở Âu châu đầu thế kỷ 20".

"Sau buổi nói chuyện này, hoạ sĩ Sỹ Ngọc đã viết một bài nói về chủ nghĩa lập thể trong tạp chí Sáng tạo số 4" "để gián tiếp bác ý kiến của ông Trường Chinh".

Trương Tửu xác định nhiệm vụ của văn nghệ sĩ trong cách mạng kháng chiến:

"Người văn nghệ sĩ kháng chiến đi tìm chân lý, đi tìm chính nghĩa, đi tìm tự do chứ không đi tìm cuộc đời nô lệ dưới hình thức này hay hình thức khác. Lấy sáng tạo nghệ thuật để phục vụ cách mạng làm lẽ sống chủ yếu, họ không thể sùng bái bất cứ cá nhân nào, không thể thừa nhận bất cứ uy quyền độc đoán nào, chống lại bất cứ sức áp chế tư tưởng nào.

Với những văn nghệ sĩ yêu chuộng tự do như thế, hễ lãnh đạo độc tài, bè phái thì tất yếu sự phản kháng nẩy ra ngay. Đó là tình trạng văn nghệ của ta từ sau 1949."

Trong khi ấy thì lãnh đạo văn nghệ:

"Giống như bọn thầy bùa phong kiến, các nhà lãnh đạo văn nghệ của chúng ta muốn “yểm” tất cả các tâm hồn cứng rắn và tự do cho đến trở thành những hòn đất thó “tròn méo mặc dầu tay kẻ nặn”. Những lá bùa của họ chế tạo ra kể cũng đã khá nhiều: mất lập trường, phạm chính sách, phá đoàn kết, phá tổ chức, vô kỷ luật, chống Đảng, địch lợi dụng, có vấn đề, bất mãn cá nhân, óc địa vị, v.v… còn gì nữa?"

Sự đe nẹt của lãnh đạo văn nghệ cũng đã ảnh hưởng đến một số người:

"Và phải nói ngay rằng ngần ấy lá bùa yểm cũng đã linh nghiệm ít nhiều. Một số văn nghệ sĩ non gan (...) biến thành những tên thư lại văn nghệ xu nịnh trục lợi. Một số khác trốn vào thái độ tiêu cực, chán nản công tác, tâm tư nặng trĩu hờn oán và uất ức. Một số khác nữa “cất kín” cá tính và nghệ thuật xuống “đáy ba lô”, yên lặng làm bổn phận một người công dân kháng chiến bằng bút, bằng màu sắc, bằng dây đàn, bằng sân khấu – “đánh giặc đã!”. Còn một số không khuất phục, kịch liệt phê phán tác phong và đường lối lãnh đạo của thường vụ Hội thì bị chụp mũ, bị chèn ép, bị “trù”, bị hành hạ, bị gạt sang một bên…"

Tình trạng trù dập, chụp mũ này dẫn đến hậu quả là : "Cho đến hôm nay: sự phải xẩy ra đã xẩy ra. Nhân đã đẻ ra quả. Cuộc đấu tranh âm ỷ dai dẳng chống lãnh đạo độc đoán, quan liêu, bè phái, trong những năm cuối kháng chiến, khi hoà bình trở lại, đã bùng nổ. Khởi điểm là ở trong Phòng Văn nghệ Quân đội. Trần Dần, Phùng Quán, Trần Công, Tử Phác, Hoàng Cầm v.v… đề đạt nguyện vọng lên ban lãnh đạo yêu cầu một chế độ công tác hợp với tính chất đặc biệt của sự sáng tạo văn nghệ, yêu cầu trao trả quyền điều khiển văn nghệ cho văn nghệ sĩ, yêu cầu tự do trong sáng tác và sinh hoạt văn nghệ. Các nhà lãnh đạo văn nghệ quân đội, chủ quan và độc đoán, cương quyết đàn áp phong trào đấu tranh chính đáng ấy. Kết quả là cuộc đấu tranh càng ngày càng lan rộng. Điểm cuối cùng của nó là lớp học tập lý luận văn nghệ tháng Tám vừa qua ở trụ sở Hội Văn nghệ. Suốt mười tám ngày, anh em văn nghệ sĩ trong Đảng cũng như ngoài Đảng đã đứng dậy đồng thanh tố cáo những hành động và thái độ độc tài, bè phái của ban lãnh đạo văn nghệ. Học tập văn kiện của Đại hội 20 Đảng Cộng sản Liên Xô (đặc biệt bản tham luận của Cholokov), học tập văn kiện “Bách khoa tề phóng, bách gia tranh minh” của ông Lục Đỉnh Nhất, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, anh em văn nghệ sĩ càng phấn khởi và mạnh bạo nêu cao khẩu hiệu tự do tư tưởng, trăm hoa đua nở, lấy đó làm mục tiêu đấu tranh chủ yếu. Hôm tổng kết học tập, ông Nguyễn Hữu Đang, đại diện giới văn nghệ sĩ, đã đọc một bản tham luận lên án đường lối lãnh đạo độc tài bè phái của thường vụ Hội, sự việc thật là cụ thể, lời lẽ thật là tha thiết. Ông Tố Hữu, người có trách nhiệm chính về phong trào văn nghệ từ thời kháng chiến đến giờ, đã đứng lên sơ bộ tự kiểm thảo về tác phong quan liêu trong lãnh đạo văn nghệ. Anh em văn nghệ sĩ chưa thoả mãn về những lời tự kiểm thảo của ông Tố Hữu và có yêu cầu được gặp Trung ương Đảng để trình bày nguyện vọng. Cuộc đấu tranh còn tiếp tục…"

Nguyên nhân nào đã đưa đến tình trạng này: Bệnh sùng bái cá nhân. Sau khi dẫn chứng chứng những cử chỉ, thái độ sùng bái cá nhân của các lãnh đạo văn nghệ, từ Lưu Trọng Lư đến Tố Hữu, mà theo ông đó là những kẻ có tâm lý "bảo hoàng hơn vua", "ở cửa miệng họ, bao giờ ta cũng bắt gặp cái điệp khúc bất di bất dịch này: Đảng không bao giờ sai lầm. Rồi từ chỗ nói: Đảng không bao giờ sai lầm, họ tiến đến chỗ nói: các cá nhân lãnh đạo Đảng không bao giờ sai lầm".

Họ sùng bái cá nhân để làm gì ? Trương Tửu trả lời:

"Họ sùng bái một người (cấp trên) để vạn người (cấp dưới) sợ cá nhân họ. Nhờ phương châm ấy, họ bám vào gót giầy cấp ủy ban này, cấp ủy ban khác, leo dần lên thang danh lợi, oai quyền hống hách, đàn áp cấp dưới, khinh miệt quần chúng, báo cáo lên trên thì xuyên tạc sự thực có dụng ý, lãnh đạo anh em thì mệnh lệnh độc tài. Họ sùng bái cá nhân là để trục lợi. Họ chỉ có thể tiến thân bằng đường lối ấy (...)

"Thêm vào tư cách lãnh đạo ấy sự hiểu biết nông cạn và lệch lạc về văn nghệ, sự áp dụng máy móc phương châm phục vụ kịp thời, sự bắt buộc lồng một cách công thức chủ trương chính sách vào tác phẩm nghệ thuật, sự độc quyền và bè phái trong việc xuất bản báo, sự áp chế có tính cách hành chính hoặc quân sự đối với những văn nghệ sĩ dám nói thực, nói thẳng, nói hết… là ta có tất cả cái tình trạng văn nghệ ngột ngạt năm sáu năm nay. Bao nhiêu năng lực sáng tạo văn nghệ vì thế mà quằn quại không phát triển mạnh được."

Sau khi tóm tắt tình hình toàn bộ đời sống văn nghệ trong kháng chiến, Trương Tửu kêu gọi:

"Đã đến lúc phải sa thải những “nhà lãnh đạo” thiếu tư cách mà quần chúng tuyệt đối không tin tưởng nữa để quần chúng văn nghệ tự tay mình điều khiển công việc chuyên môn của mình một cách thực sự dân chủ".

"Đã đến lúc phải thanh toán lối đàn áp tự do tư tưởng, khinh miệt quần chúng, mệnh lệnh, độc đoán, bè phái chủ nghĩa do bệnh sùng bái cá nhân đẻ ra, để mở đường cho trăm hoa đua nở, trăm nhà đua nói".

Về nguyện vọng của văn nghệ sĩ, Trương Tửu viết:

"Họ muốn tiêu diệt bệnh sùng bái cá nhân trong việc lãnh đạo văn nghệ đã cản trở sức phát triển nghệ thuật"

"Họ muốn chấm dứt lề lối mệnh lệnh, độc đoán, quan liêu, bè phái, chụp mũ, trong sự lãnh đạo văn nghệ, giành lại quyền tự do tư tưởng bị chà đạp bấy lâu nay; vì thiếu tự do tư tưởng thì nghệ thuật sẽ co quắp, mòn mỏi như cụm hoa thiếu ánh sáng mặt trời.

"Họ muốn công việc lãnh đạo văn nghệ phải trả lại cho những văn nghệ sĩ – bất kể trong Đảng hay ngoài Đảng – được quần chúng văn nghệ tự ý lựa chọn và tín nhiệm"

Bài viết đầu tiên của Trương Tửu tố cáo toàn diện bộ mặt lãnh đạo văn nghệ, qua đó ông phê phán bộ mặt lãnh đạo nói chung. Trong bài viết thứ nhì, ông đi sâu vào vấn đề tự do sáng tạo.

Trương Tửu: Văn nghệ và chính trị

Đối diện với Phan Khôi, Nguyễn Mạnh Tường, là những người có tư tưởng quốc gia, triệt để chống lại quan niệm đấu tranh giai cấp của cộng sản, Trương Tửu là người cộng sản đệ tứ, đứng trên quan niệm đấu tranh giai cấp để đòi hỏi tự do dân chủ.

Trước tiên, ông xác định quan hệ mật thiết giữa chính trị và văn nghệ:

"Văn nghệ, tự thân nó, tất yếu phải mang chính trị tính và có tác dụng chính trị" "Văn nghệ, căn bản, là một thể cách nhận thức và tái tạo thế giới thực tại, một thể cách biến cải xã hội, biến cải con người bằng đường lối thẩm mỹ".

Cho nên, người nghệ sĩ khi sáng tác bắt buộc phải "dấn thân", nhưng sự dấn thân ở đây có tính cách "đấu tranh giai cấp", ông viết: "Sáng tác văn nghệ là tự xác định một thái độ, một lập trường đối với cuộc đấu tranh giai cấp đương thời".

Đồng ý hay không đồng ý với quan niệm đấu tranh giai cấp này của Trưong Tửu, nhưng không ai có thể phủ nhận quan niệm tự do của văn nghệ sĩ mà ông trình bày trong bài viết. Vẫn đứng trên quan niệm đấu tranh giai cấp, chống lại các chế độ người bóc lột người, ông viết về thời cổ điển:

"Lịch sử văn nghệ căn bản là lịch sử chiến đấu của những văn nghệ sĩ nhân đạo chủ nghĩa đối kháng với chế độ áp bức con người, bảo vệ quyền tự do tư tưởng, tự do nói sự thực trong tác phẩm". Mà sự thực lại là điều mà các chế độ độc tài ghê sợ nhất. "Bao nhiêu chính sách, biện pháp, công cụ đàn áp khủng bố của bọn thống trị đều chỉ nhằm mục đích: che giấu sự thực, cấm nói sự thực – vì sự thực lên án chúng". Nhưng: "Các văn nghệ sĩ cổ điển đã nói sự thực, bất chấp mọi đe doạ. Đại thi hào Pouchkine có câu: “Nhà văn không nên hèn nhát kêu ca oán thán vì phải bất thần chịu đựng những viên đạn đầu tiên trên mặt trận, vì phải nếm trải những nỗi khổ cực nguy hiểm do sự viết văn gây ra”.

"Đó cũng là thái độ của tất cả những văn nghệ sĩ cổ điển Đông và Tây - của những Đỗ Phủ, Nguyễn Du, Molière, Heine, Rousseau, Diderot v.v… Họ dũng cảm bảo vệ tự do tư tưởng, tự do nói thực đến kỳ cùng trước sức tấn công hiểm độc của các giai cấp bóc lột – như người lính cách mạng bảo vệ khẩu súng, như người nông dân cách mạng bảo vệ làng xóm, như người công nhân cách mạng bảo vệ nhà máy, trước sức xâm lược khốc liệt của quân thù dân tộc và giai cấp. Đó là điều kiện cơ bản của sự thành công nghệ thuật. Sự thực về con người, chân lý cuộc sống là huyết mạch của nghệ thuật. “Thiếu chân lý đó, không thể có tác phẩm nghệ thuật thực sự quan trọng được”.

Trương Tửu đã viết những lời kêu gọi và biện hộ tha thiết cho sự tự do của văn nghệ sĩ:

"Muốn sáng tạo ra một thế giới độc đáo, văn nghệ sĩ phải có một cái nhìn độc đáo, một nhận thức độc đáo về thực tại, một trí tưởng tượng độc đáo, một lối nói độc đáo. Phải duy trì, bảo vệ, phát triển tính độc đáo ấy không để một sức mạnh bên ngoài nào xâm phạm đến hay làm cho mất đi. Phải tự do nhìn sự thực, tự do xúc cảm, tự do suy nghĩ, tự do tưởng tượng, tự do vận dụng ngôn ngữ nghệ thuật - để có thể phản ánh hiện thực một cách trung thành. Tự do đây có nghĩa là: chống lại mọi áp bức tư tưởng, mọi mệnh lệnh, mọi công thức, mọi quyền uy bắt mình nói điều mình không muốn nói, nghĩ điều mình không muốn nghĩ, nhận là đúng điều mình cho là sai, yêu những cái mà mình ghét, ca tụng những cái mà mình phản đối. Không có tự do ấy, sự sáng tác của văn nghệ sĩ sẽ giả tạo. Giả tạo là kẻ thù của nghệ thuật. Giả tạo là tiêu diệt nghệ thuật. Một tác phẩm văn nghệ không tiết ra từ những cảm nghĩ thành thực và sâu sắc của chính tâm hồn tác giả sẽ là một phản ảnh nhạt nhẽo của thực tại. Nó khô khẳng vì thiếu chất sống. Nó bất thành nghệ thuật, và do đó, chẳng xúc động được ai cả."

Ông kêu gọi người nghệ sĩ phải "có can đảm “là mình” trong những điều kiện xã hội bắt họ “không được là mình”. Họ phải "tự do nhìn, cảm, nghĩ, nói theo chủ định cá nhân mình trong những điều kiện xã hội buộc họ phải nhìn, cảm, nghĩ, nói theo những công thức thống trị".
Và ông kết luận: "Người văn nghệ sĩ sống bằng tự do tư tưởng. Tự do tư tưởng của văn nghệ sĩ là bất khả xâm đoạt". "Không có tự do tư tưởng thì không thể có nghệ thuật chân chính được. Đó là một chân lý bất di bất dịch."

Văn nghệ và chính trị là bài viết đấu tranh cho tự do tư tưởng hay nhất và mạnh mẽ nhất trong thời kỳ Nhân Văn Giai Phẩm.

Lê Đạt: Nhân câu chuyện mấy người tự tử

Nhà thơ Lê Đạt và bài thơ nổi tiếng đăng trên báo Nhân Văn số 1 ngày 20/09/1956. (Ảnh : DR)

Nhà thơ Lê Đạt và bài thơ nổi tiếng đăng trên báo Nhân Văn số 1 ngày 20/09/1956.
(Ảnh : DR)

Lê Đạt, trên Nhân Văn số 1 (20/9/56), mượn một câu chuyện thời sự trên báo: một đôi tình nhân tự tử để gợi lại chuyện riêng của mình (Lê Đạt yêu Thúy Thúy -Nguyễn Thị Thúy- một nghệ sĩ sân khấu, ly dị vợ, bị cấp trên khiển trách). Nhưng bài thơ đã vượt trên bi kịch cá nhân, để tố cáo sự độc tài đảng trị, kiểm soát cả trái tim con người:

Chế độ ta không cấm họ yêu nhau

Mà sao họ chết?

Người công an đứng ngã tư đường phố

Chỉ huy

bên trái

bên phải

xe chạy

xe dừng

Rất cần cho việc giao thông.

Nhưng đem bục công an

máy móc

đặt giữa tim người

Bắt tình cảm ngược xuôi

theo đúng luật đi đường nhà nước

Có thể gây rất nhiều chua xót

ngoài đời

Từ bi kịch của đôi tình nhân, nhà thơ nhìn lại chính mình, từ bấy lâu nay đã ngủ quên trong chế độ:

Thơ tôi bị cuộc đời ruồng bỏ

Vì tôi đã ngủ quên trong chế độ

Vẽ phấn bôi son, tô toàn màu đỏ

La liệt đầy đường hoa nở

chim kêu

(...)

Giữa năm Cộng hoà lớn khôn mười một tuổi

Vẫn còn lọt lưới

nhiều thói "an nam"

Dán nhãn hiệu

"Made in Cách mạng"

Ngang nhiên xúc phạm con người

Đẩy họ đi tự tử

Nay bừng tỉnh, nhà thơ kêu gọi mọi người, hãy "Quét sạch mây đen","Chặt hết gông xiềng":

Phải quét sạch mây đen

cho chân trời rộng mở

Chặt hết gông xiềng

cho những cánh tung lên

Ngày và đêm

mộng bay đầy cuộc sống

Khát vọng theo khát vọng

Không gì ngăn cản con người

Tác phẩm chiếm trọn trang ba của tờ báo, có vị trí một bài xã luận, xác định lập trường chính trị của Lê Đạt và của báo Nhân Văn. Những câu:Đem bục công an máy móc đặt giữa tim người. Bắt tình cảm ngược xuôi theo đúng luật đi đường nhà nước đã vượt thời gian, đi vào tim người như bức hình rõ nhất chụp lại chế độ công an trị trên đất nước Việt Nam.

Nguyễn Mạnh Tường: Qua những sai lầm trong cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo

Ngày 30/10/1956, luật sư Nguyễn Mạnh Tường đọc bài diễn văn "Qua những sai lầm trong cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo"trước Mặt Trận Tổ Quốc Hà Nội.

Đây là một bài chính luận sâu sắc, nội dung phân tích những sai lầm của chế độ, đi từ sai lầm cải cách ruộng đất ở thôn quê, sang sai lầm trong chế độ mậu dịch ở thị thành, tất cả nằm trong bản chất thiếu dân chủ của chế độ. Ông truy nguyên nguồn gốc những sai lầm và trình bày những nguyên tắc mới để sửa sang lại guồng máy luật pháp, chính trị của đất nước.

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã viết lại bài "Qua những sai lầm trong cải cách ruộng đất" để đăng trên báo Tự Do Diễn Đàn, ra tháng 12 năm 1956 nhưng bị cấm. (Ảnh : DR)

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã viết lại bài "Qua những sai lầm trong cải cách ruộng đất" để đăng trên báo Tự Do Diễn Đàn, ra tháng 12 năm 1956 nhưng bị cấm.
(Ảnh : DR)

Với giọng văn vừa mỉa mai, vừa chua xót, Nguyễn Mạnh Tường nói thẳng với Trường Chinh:

"Tôi phấn khởi được nghe bản phê bình của Đảng Lao động do ông Trường Chinh đọc trước Hội nghị. Nhưng tôi cũng phải thú rằng lòng phấn khởi của tôi một phần bị giảm đi, vì tôi nhớ lại kết quả tai hại của các sai lầm đã phạm trong công cuộc Cải cách Ruộng đất. Tôi xin phép các vị được kính cẩn nghiêng mình trước kỷ niệm những người vô tội đã chết oan, không phải vì bàn tay của địch mà chính của ta. (...) Trái lại, các người chết oan vì các sai lầm trong cuộc Cải cách Ruộng đất này, lúc tắt thở, cay đắng đau xót vì chết với một ô danh"

Với tài hùng biện, Nguyễn Mạnh Tường đã "nói" bài này trước Mặt trận tổ quốc, sau khi nghe Trường Chinh đọc bản tự phê bình của Đảng Lao Động về chính sách cải cách ruộng đất. [Ông ứng khẩu, sau người ta yêu cầu ông viết lại (đăng trên báo Tự do diễn đàn, ra tháng 12/56, bị cấm)].

Trong cuộc đối thoại trực tiếp với Trường Chinh, Nguyễn Mạnh Tường buộc tội:

Những người lãnh đạo, có trách nhiệm vụ Cải cách ruộng đất làm cho bao nhiêu người chết oan, không thể chỉ đứng ra xin lỗi, hoặc nhận là Đảng đã sai lầm, mà xong đâu. Xin lỗi không phải là hành động luật pháp. Giết người rồi, không thể chỉ xin lỗi mà xí xoá được. Trong một nước dân chủ thực sự, thì Quốc hội phải lập một ủy ban điều tra, phải đưa họ ra toà, và toà sẽ phân xử, kết án, tùy theo trách nhiệm nặng nhẹ của mỗi người, từ lãnh đạo cao nhất xuống dưới.

Trước tiên, ông phân tích tình hình chính trị xã hội Việt Nam, bằng những chất vấn:

"Tình hình nước ta hiện thời ra sao? Tình hình ấy có bi quan không?"

"Về Mậu dịch nửa năm nay, đồng bào ca thán như thế nào, ta đã biết. Nào chèn ép các nhà kinh doanh tư nhân, nào lãng phí bao nghìn triệu trong khi thực hiện chính sách, nào tàn nhẫn với các người bán sức lao động cho mình, nào đưa ra thị trường sữa hư mà không bao giờ nghĩ đến tính mệnh của người ốm, của trẻ sơ sinh, nào tung ra bơ hỏng, thuốc lá mốc, phạm đến sức khỏe của nhân dân,nào bất lực trước hiện tượng vật giá ngày càng lên trong khi nhiệm vụ của mình là phải bình ổn nó. Có thể nói được, suốt ngày đêm không đâu là không có lời oán trách Mậu dịch".

Sau khi tổng kết tình trạng bi quan về kinh tế, xã hội, Nguyễn Mạnh Tường trở lại vấn đề Cải cách ruộng đất, ông hỏi: chúng ta đã sai lầm nghiêm trọng trong cải cách ruộng đất, nhưng bây giờ phải tìm hiểu xem sai ở đâu? Vì sao mà sai?

Đường lối cách mạng đề ra là người cày phải có ruộng, trên nguyên tắc điều ấy là đúng, không ai chối cãi. Nhưng khi thi hành chính sách này người ta đã coi thường sinh mạng con người, và vi phạm luật pháp:

"Khi đưa ra khẩu hiệu "thà chết 10 người oan còn hơn để sót một địch" thì khẩu hiệu này không những quá tả một cách vô lý mà phản lại cách mạng là đằng khác nữa (...) Khẩu hiệu của pháp lý thì khác hẳn:"Thà 10 địch sót còn hơn một người bị kết án oan".

Nguyễn Mạnh Tường nhắc lại những nguyên tắc cơ bản của pháp lý:

- không phạt các tội đã phạm quá lâu rồi mà bây giờ mới khám phá ra.

- Chỉ một mình phạm nhân chịu trách nhiệm việc mình làm, không có trách nhiệm chung của vợ con, gia đình.

- Muốn kết án một người phải có bằng chứng xác đáng.

- Thủ tục điều tra, xét xử phải bảo đảm quyền lợi của bị tố nhân. Bị tố nhân có quyền nhờ luật sư bào chữa cho mình.

Những nguyên tác cơ bản này không được áp dụng trong cải cách ruộng đất.

Sở dĩ có sai lầm như vậy vì ba nguyên do:

- Quan điểm ta-địch, thù-bạn mơ hồ

- Bất chấp pháp luật

- Bất chấp chuyên môn.

Vì quan điểm ta-địch, thù-bạn mơ hồ, cho nên bao nhiêu bi kịch đẫm máu xẩy ra [các hiện tượng thanh trừng trong các nước cộng sản], có "những người suốt đời hi sinh cho sự nghiệp cách mạng, rồi bỗng nhiên phải truất quyền, khai trừ ra khỏi Đảng, tống giam, thậm chí có khi bị giết nữa".Trong cuộc cải cách ruộng đất, bao nhiêu "chiến sĩ cách mạng thành tích lộng lẫy" cũng "bị kết án là phản động, cường hào gian ác và, sau khi nhận tội, bị tống giam hay bị hành hình". Những cán bộ hành xử như vậy, nếu vì "chủ mưu phá hoại" thì phải đưa ra toà, còn nếu vì điên cuồng thì phải đem đi chữa bệnh thần kinh.

chính trị bất chấp pháp luật cho nên, muốn xử tử ai cũng được: "Quyền xử tử người một cách đơn giản như vậy trái với luật pháp".

bất chấp chuyên môn cho nên "Trong 10 năm vừa qua, ta thấy một tình trạng quái gở. Chính trị ám ảnh đầu óc chúng ta đến nỗi hai chữ “lập trường” làm ta mất ăn mất ngủ (...) Khi chọn một người vặn lái ô tô, ta không hỏi người ấy có bằng vặn lái và đã vặn lái bao năm, ta chỉ hỏi: “Có lập trường không?” Kết quả là từ hai năm nay, riêng trong thủ đô Hà Nội, hàng trăm tai nạn xảy ra do các người vặn lái ô tô có lập trường mà không nắm chuyên môn. Khi đưa tới bệnh viện một bệnh nhân cấp cứu, vấn đề mang ra thảo luận trước tiên là: Bệnh nhân thuộc thành phần giai cấp nào? Chữa cho địa chủ thì “mất lập trường”. Để nó chết mới chứng minh mình có “lập trường giai cấp” (hiện tượng do B.S. Nguyễn Xuân Nguyên đưa ra) (...) Tại sao có những hiện tượng quái gở như vậy? Là vì chính trị chiếm đóng tất cả các khu vực trong nhận thức của chúng ta làm chúng ta mất cả cái nhân đạo tối thiểu của con người, làm chúng ta khước từ các chân lý".

Thiếu dân chủ

Quốc hội thành lập đã mười năm [từ 1946 đến 1956]. "Nhưng quyền lập pháp của Quốc hội ở đâu?" "Dư luận quần chúng quan niệm rằng Quốc hội chỉ có quyền thông qua các chính sách mà thôi".

"Trong bản Tuyên ngôn độc lập, trong Hiến pháp cũng như trong các sắc lệnh, đạo luật, nguyên tắc dân chủ đã được ban bố". Nhưng trong thực tế:"người dân không có quyền, không có phương tiện nói lên ý kiến của mình, tham gia xây dựng các chính sách của Chính phủ".

Đề nghị hướng sửa chữa sai lầm: một chế độ pháp trị chân chính,một chế độ dân chủ thực sự."

Nguyễn Mạnh Tường nói:

"Hạnh phúc của loài người xây dựng trên cơ sở dân sinh và dân quyền. Tôi muốn nhấn mạnh ở đây về vấn đề dân quyền. Ta được biết từ hai thế kỷ nay chủ yếu trong vấn đề dân quyền là vấn đề dân chủ, nghĩa là quyền của người dân làm chủ trên đất nước, đồng thời là quyền của con người được sống theo các nhu cầu thiết yếu và chính đáng của nhân bản".
"Tuy rằng trong nước ta có một Bộ Tư pháp, có các toà án, có luật lệ, nhưng chế độ pháp trị hầu như không có". Vì không có một chế độ pháp trị chân chính cho nên mới xẩy ra vụ cải cách ruộng đất.

Và sau khi xẩy ra rồi, thì: "phải lập một ủy ban điều tra gồm các vị đại biểu Quốc hội, Mặt trận, Đảng Lao động với sự cộng tác của các vị thẩm phán cao cấp, giàu kinh nghiệm để lập một hồ sơ theo phương pháp pháp lý đã nhận định, trên quá trình đi từ lãnh đạo qua chỉ đạo đến chỗ thực hiện chính sách, trách nhiệm ở chỗ nào và do những ai phải chịu. Sau khi kết thúc cuộc điều tra, ủy ban ấy sẽ phân tách trách nhiệm chính trị và trách nhiệm pháp lý. Ai chịu trách nhiệm chính trị sẽ trả lời trước Quốc hội biến thành Toà án tối cao. Ai chịu trách nhiệm pháp lý sẽ trả lời trước các tòa án tư pháp. Dưới con mắt của quần chúng theo dõi xây dựng cuộc điều tra và xét xử, công lý phát huy, không còn ai thắc mắc nữa".

Làm như thế mới đúng quy tắc của một chế độ dân chủ. Một chế độ thực sự dân chủ trong đó người dân được làm chủ trên đất nước không những trong hiến pháp, mà cả trong thực tế nữa.

Và ông nhấn mạnh: " Lịch sử các phong trào cách mạng trong hơn một thế kỷ nay, chưa bao giờ, chưa ai có thể ngăn cản được một phong trào quần chúng tranh đấu đòi các tự do dân chủ".

Cùng với bài Phê bình lãnh đạo văn nghệ của Phan Khôi, bài Văn nghệ và chính trị của Trương Tửu, đây là một trong ba văn bản quan trọng nhất thời kỳ NVGP. Theo Hoàng Văn Chí, bài diễn văn của Nguyễn Mạnh Tường lọt ra ngoại quốc, không biết bằng cách nào, đã đến Rangoon, rồi truyền sang Paris và có tiếng vang trong dư luận quốc tế.

Cách bàn về dân chủ của các tác giả trong NVGP là nói với một quần chúng đã quen biết với dân chủ, có ý thức, có trình độ cao về dân chủ, khác hẳn với lối viết giản dị và giáo khoa của Phan Châu Trinh đầu thế kỷ XX, nói với một quần chúng còn phôi thai vế vấn đề dân chủ. Và cũng khác cách viết tự tin và tự hào dân tộc của Hoàng Đạo đối đầu với thực dân Pháp. Như vậy đủ thấy rằng từ đầu đến giữa thế kỷ XX, trong đầu óc người Việt nam, tự do dân chủ đã có những biến chuyển lớn lao, chứ không hề dậm chân tại chỗ.

Chỉ từ khi đảng Cộng sản dập tắt phong trào NVGP, dẹp tan tư tưởng tự do dân chủ, giữ địa vị độc tôn cai trị, coi tất cả những đảng phái đối lập là thù nghịch, là phản động, và nhất là không còn giáo dục học sinh về quyền công dân, quyền con người nữa, thì người Việt mới lại rơi vào vòng chậm tiến, không ý thức được vấn đề tự do dân chủ, và chúng ta mới phải nghe những lời tuyên bố thoái hoá của những "trí thức", lãnh đạo, về vấn đề tự do dân chủ như ngày nay.

Read more ...

Website counter